Bạn cần biết

Nguyên tắc vàng chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa

Thời tiết giao mùa cần ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây để giúp trẻ khỏe mạnh.

Nguyên nhân “đương nhiên” khiến trẻ cứ giao mùa là ốm

Thời tiết giao mùa trẻ rất hay bị ốm. Nguồn ảnh: Internet

Đến hẹn lại lên, giao mùa xuân – hè cũng là thời điểm số lượng trẻ bị ốm và nhập viện tăng lên. Trẻ có thể bị cảm cúm thông thường với các triệu chứng quen thuộc như sổ mũi, hắt hơi, ho, sốt cao… hoặc mắc các bệnh giao mùa đặc trưng như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu… Hậu quả là tình trạng biếng ăn, khó ngủ, sụt cân khiến bố mẹ càng lo lắng về sức khỏe của con.

Vậy tại sao trẻ nhỏ hay ốm vặt khi giao mùa? Lý giải về tình trạng này, các chuyên gia đã chỉ 3 nguyên nhân điển hình sau đây:

Thay đổi thời tiết: Giao mùa đặc trưng là thời tiết mưa nắng thất thường, nóng lạnh đột ngột khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển và gây ra hàng loạt các bệnh lý theo mùa.

Biếng ăn, ăn lệch: Khi trẻ ăn theo sở thích, biếng ăn thì điều tất yếu xảy ra đó là tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Cơ thể trẻ dễ bị thiếu hụt vi chất, không đảm bảo để nuôi dưỡng và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, nguy cơ mắc bệnh lại càng tăng lên.

Hệ miễn dịch chưa đủ “khỏe”: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong “khoảng trống miễn dịch” (từ 6 tháng đến 5 tuổi) thường xuyên bị ốm vặt. Lý do là bởi trong giai đoạn này, lượng kháng thể mà trẻ nhận được từ sữa mẹ giảm dần và cơ thể trẻ phải bắt đầu tự xây dựng đề kháng cho riêng mình. Hệ miễn dịch non nớt, chưa hoàn thiện là nguyên nhân chính làm cho trẻ không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh.

Có thể thấy sự thay đổi của thời tiết, khí hậu là yếu tố khách quan mà chúng ta khó có thể can thiệp. Nhưng đối với các yếu tố nội tại bên trong cơ thể, cụ thể là xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ là điều mà bố mẹ hoàn toàn có thể làm để giúp con sẵn sàng đối mặt với mọi sự thay đổi từ bên ngoài.

Nguyên tắc chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa

Tạo môi trường tốt cho trẻ & phòng nhiễm lạnh cho bé: Cơ thể trẻ từ khi rời môi trường trong tử cung sẽ thích nghi từng bước với nhiệt độ. Tuy nhiên, cảm lạnh ở trẻ có thể là khởi đầu của nhiều bệnh vì thế mẹ cần đặc biệt chú ý. Ngoài việc mặc áo đủ ấm cho con, mẹ có thể phòng nhiễm lạnh bằng cách:

Đảm bảo sữa mẹ (cho trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ)

Tránh gió lạnh

Tránh nguồn lây cho trẻ

Mẹ và người thân phòng bệnh cho mình thì không chỉ bảo vệ sức khỏe được cho mình mà cũng chính là phòng bệnh cho trẻ.

Tăng khả năng phòng vệ tự nhiên và chủ động cho bé: Mẹ rửa tay cho con, sử dụng khẩu trang, cách ly nguồn bệnh khi xung quanh có nguồn lây (người bị bệnh), khói bụi chất độc; tiêm vaccine đúng lịch để tạo miễn dịch chủ động cho bé.

Tạo dựng nền tảng sức khỏe tốt cho con với chế độ dinh dưỡng, giàu vitamine – đặc biệt vitamin D theo nhu cầu dinh dưỡng của con.

Sử dụng thuốc hợp lý để giữ gìn cơ chế phòng bệnh tự nhiên của trẻ.

Tác giả: Anh Đào

Nguồn tin: tieudung.kinhtedothi.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP