Liều xịt không gây hại!
PGS Lan Cho biết, tại Châu Á hiện có hơn 107 triệu người sống chung với hen phế quản nhưng chỉ có 1/3 bệnh nhân đang được sử dụng thuốc ngừa cơn. Tại Việt Nam cũng tương tự.
Lý do tại người bệnh vẫn sử dụng thuốc cắt cơn nhiều hơn không chỉ vì rẻ tiền, mà họ lo sợ việc dùng corticoid dài ngày gây các nguy cơ cho sức khoẻ.
"Trong khi đó, hen phế quản là bệnh lý mãn tính phải dùng thuốc dự phòng hen suốt đời, đồng nghĩa với dùng corticoid dài hạn. Nhưng mọi người cần phải hiểu rõ sự khác biệt giữa việc dùng corticoid toàn thân (đường tiêm, uống), liều thuốc phân bổ khắp cơ thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Còn với corticoid dạng xịt dự phòng hen chỉ tác dụng ở đường hô hấp, liều rất thấp, không gây hại”, PGS Lan khẳng định.
PGS Lan dẫn chứng, như với thuốc chống viêm Medrol 16mg đường uống, nếu mỗi ngày uống 2 viên tức là đã nạp 40.000 microgramMethylprednisolone vào cơ thể. Trong khi đó, với một bệnh nhân hen phế quản có chỉ định dùng thuốc xịt dự phòng liều cao nhất, ví dụ với thuốc Symbicort với 4 nhát xịt tương đương 640 microgram budesonede lên đường hô hấp. Một loại thuốc khác liều xịt cao nhất 4 lần, tương đương 1000microgram. Sau đó, người bệnh còn phải súc miệng sau xịt thuốc, thuốc còn lại tiến thẳng tới phổi.
"So sánh này để thấy nếu chỉ uống 2 viên thốc liều dùng là 40 ngàn, còn xịt tối đa chỉ 1000 m, điều này cho thấy chênh lệnh rất giữa đường xịt và đường uống. Đường uống tác dụng toàn thân, xịt chỉ đi vào đường hô hấp. Đây là điều tôi luôn giải thích với bệnh nhân, với cộng đồng, đừng sợ xịt dự phòng hen mà hãy tránh xa tùy tiện dùng corticoid uống, cũng như thuốc truyền thống bởi có sản phẩm thuốc giả mang tiếng thảo dược cũng bao gồm corticoid uống vào rất nguy hiểm", PGS Lan nói.
Vì thế, bệnh nhân hãy yên tâm tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ là người chỉnh liều cho bệnh nhân, khi bệnh ổn định, thậm chí chỉ cần 1 xịt dự phòng mỗi ngày sẽ giảm được nguy cơ lên cơn hen kịch phát có thể tước đi tính mạng người bệnh.
Giảm cơn kịch phát
PGS Lan chia sẻ thêm, những năm 2000 rất phổ biến tình trạng bệnh nhân hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) chỉ vào điều trị khi có cơn kịch phát. Đây là gánh nặng khổng lồ không chỉ với bệnh nhân và ngành y tế, ngươi nhà.
Trong một dự án đo lường hiệu quả quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong điều trị ngoại trú, dữ liệu từ một BV ở TP HCM cho thấy bệnh nhân giảm trung bình được 43 đợt cấp, tiếp kiệm được 166 nghìn đô la/năm. Đây là lượng tiền tiết kiệm rất lớn và giúp bệnh nhân kiểm soát được bệnh.
Trong khi hen phế quản và COPD là 2 bệnh hàng đầu về hô hấp ở VN, việc dự phòng, kiểm soát sẽ hạn chế các cơn kịch phát.
"Với những trường hợp bị đợt kịch phát, ngay cả khi họ vượt qua đợt kịch phát, xuất viện sau đó và vẫn không có kế hoạch quản lý dài hơi sẽ như bom nổ chậm đến đợt kịch phát thứ hai. Khi bệnh nhân phải vào khoa cấp cứu, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đe dọa tính mạng, khi vượt qua được cũng cần ít nhất 1 tháng hồi phục sức khỏe như trước đợt kịch phát xảy ra", PGS Lan cảnh báo.
Tác giả: Hồng Hải
Nguồn tin: Báo Dân trí