5 thành phố ký kết giao ước thi đua năm 2019 |
Tham dự Hội nghị có ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTW MTTTQ VN; bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước; và lãnh đạo 5 thành phố: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng.
Tổng kết thực hiện giao ước thi đua năm 2018 và ký giao ước thi đua năm 2019 của cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng |
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch TP Hải Phòng cho biết, với sự đổi mới, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, KT-XH của 5 thành phố đạt kết quả tích cực, phát triển mạnh mẽ với nhiều đột phá, tăng trưởng cao, bền vững.
Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều đạt, vượt cao so với bình quân chung cả nước: Tổng thu ngân sách 5 thành phố đạt 725.731,8 tỷ đồng, chiếm 57,03% tổng thu ngân sách cả nước. Trong đó, TPHCM đạt 378.543 tỷ đồng; TP Hà Nội đạt 238.793 tỷ đồng; TP Đà Nẵng đạt 26.515 tỷ đồng; TP Cần Thơ đạt 11.150 tỷ đồng và TP Hải Phòng đạt 70.730,8 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư xã hội 5 thành phố đạt 987.886,96 tỷ đồng, chiếm 53,21% tổng vốn đầu tư xã hội của cả nước. Trong đó, TPHCM tăng 12% so với kế hoạch, TP Hải Phòng tăng 17,46% so với kế hoạch, tiếp theo là Hà Nội (10,6%), Đà Nẵng (4,8%). Các thành phố này đã có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của 5 thành phố đều tăng cao so với năm 2017, trong đó TP Hải Phòng tăng cao nhất đạt 16,25%, các thành phố còn lại đều tăng từ 7-8%. Thu hút đầu tư nước ngoài của 5 thành phố đạt hơn 15 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 4.000 USD/năm, cao gấp 1,55 lần bình quân chung của cả nước (2.587 USD/1 năm)…
Bên cạnh đó, công tác GD-ĐT tiếp tục được quan tâm, nhiều học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. TP Hà Nội, Hải Phòng dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh giải quốc gia, quốc tế. Công tác xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững… Công tác cải cách hành chính các thành phố trong nhóm dẫn đầu cả nước (thành phố Hà Nội đứng thứ 2/63; Đà Nẵng đứng thứ 4/63; Hải Phòng đứng thứ 5/63; Cần Thơ đứng thứ 9/63; TPHCM đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Các hoạt động đối ngoại của 5 thành phố được triển khai tích cực, phong phú; quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh. Đảm bảo an ninh trật tự cho các sự kiện chính trị, VH-XH quan trọng của đất nước và các thành phố.
Phát biểu tham luận của TP Đà Nẵng với chủ để “Nâng cao hiệu quả của các phong trào thi đua, khen thưởng gắn với phát triển KT-XH tại TP Đà Nẵng”, ông Lê Trung Chinh - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng, trong bối cảnh Đà Nẵng có những khó khăn, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ổn định tình hình, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đồng thuận xã hội, tiếp tục tháo gỡ vướng mắc, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, nhất là thực hiện quyết liệt “Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư – 2018”; tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33 và sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 75 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng; rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Đà Nẵng; tăng cường liên kết, hợp tác phát triển với các địa phương, vùng kinh tế trọng điểm ở miền Trung.
Tuy kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần tập trung khắc phục, nhưng về cơ bản, thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển ngày càng vững chắc. Trong đó, cơ sở hạ tầng đô thị được xây dựng ngày càng hiện đại. Chương trình “Thành phố 4 an” gắn với Chương trình “thành phố 5 không, 3 có”, Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường” và các mục tiêu an sinh xã hội được duy trì thực hiện tốt.
Đà Nẵng tiếp tục nằm trong nhóm các tỉnh thành dẫn đầu về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Cải cách hành chính (PAR-Index), Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT-Index).
“Năm 2019 là năm bản lề, có ý nghĩa quyết định quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI của Đảng bộ TP Đà Nẵng. Đà Nẵng cũng đón nhận tin vui khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43/NQ-TW ngày 24-1-2019 về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, mở ra cho Đà Nẵng những thuận lợi về cơ chế, chính sách đặc thù trong xây dựng và phát triển, tạo đà để thành phố Đà Nẵng vươn lên một tầm cao mới, tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Trong bối cảnh đó, Đà Nẵng chọn chủ đề thi đua năm 2019 là "Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư" gắn với việc tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 và chỉ đạo quyết liệt, rốt ráo để tạo thuận lợi cho việc triển khai các dự án lớn, trọng điểm, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố” – ông Lê Trung Chinh nhấn mạnh.
Giao ước thi đua năm 2019 của cụm 5 thành phố 1. Thi đua thực hiện tốt Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7-4-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng. Tăng cường công tác tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến và nhân tố mới. 2. Thi đua thực hiện tốt Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 1-1-2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, thực hiện tốt mục tiêu, đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2019 của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND các thành phố giao. 3. Thi đua thực hiện bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm và thực hiện tốt Chỉ thị số 18/CT-TTG ngày 19-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016-2020), theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của đảng và thực hiện Nghị quyết của HĐND các thành phố. 4. Tiếp tục đẩy mạnh các phòng trào thi đua yêu nước, trọng tâm là thực hiện hiệu quả phong trào thi đua: Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020; Phong trào “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển”; Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, từng thành phố xây dựng, phát động phòng trào thi đua thiết thực, cụ thể, tạo sự đột phá nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. 5. Đẩy mạnh trong trào thi đua xây dựng trong Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu quả, hiệu lực. Gắn phòng trào thi đua yêu nước với phong trào đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hướng tới kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1959-2019); tổ chức các hoạt động thiết thực tạo không khí thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng Đại hội thi đua, Hội nghị điển hình tiến tiến các cấp. 6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, tin giản bộ máy, tin giản biên chế, thưc hiện tốt chính sách an sinh xã hội,bảo vệ môi trường và cái thiện đời sống nhân dân, nâng cao năng lực quản lý. 7. Thực hiện tốt Luật thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng. Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, giao lưu học tập kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tham mưu cho cấp ủy, chính quyền quản lý thực hiện tốt chính sách thi đua khen thưởng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm quản lý về thi đua khen thưởng. |