Tuy nhiên, khi anh treo bảng hiệu với tên quán bằng tiếng Pháp (không có tiếng Việt) thì bị phòng kinh tế quận xuống bắt tháo bảng hiệu hoặc nộp phạt 12 triệu đồng.
Anh T. thắc mắc rằng yêu cầu cũng như mức xử phạt ấy có đúng không? Tại sao nhiều nơi treo bảng quảng cáo bằng tiếng nước ngoài nhưng không gặp rắc rối gì?
Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh: Điều 18 Luật quảng cáo năm 2012 quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo thì trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt.
Trường hợp sử dụng tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.
Như vậy, tên bảng hiệu quán cà phê của gia đình anh T. sử dụng hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, tức là đã vi phạm khoản 2 điều 34 Luật quảng cáo.
Theo luật sư Lê Trung Phát, mức xử phạt với lỗi vi phạm “sản phẩm quảng cáo không có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt” (khoản 2 điều 66 nghị định 158/2013) với mức phạt từ 10 - 15 triệu đồng và buộc tháo dỡ biển hiệu. Như vậy, anh T. sẽ bị phạt tiền 12 triệu đồng là đúng luật.
Tuy nhiên theo luật sư Phát, nếu đúng là phòng kinh tế quận đến nhà anh T. để yêu cầu gỡ bảng hiệu, xử phạt là không đúng thẩm quyền.
Căn cứ vào các quy định hiện hành thì thẩm quyền xử lý vi phạm trong trường hợp của anh T. thuộc chủ tịch UBND quận/huyện và các cơ quan thanh tra chuyên ngành.
Về việc anh T. thắc mắc vì sao nhiều nơi treo bảng hiệu hoàn toàn bằng tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Anh nhưng không gặp rắc rối gì, các luật sư cho biết có hai trường hợp xảy ra.
Thứ nhất, bảng hiệu tiếng nước ngoài đó không hề vi phạm quy định của pháp luật do “nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt...” (điều 18 Luật quảng cáo năm 2012).
Thứ hai, có thể do việc phát hiện, xử lý vi phạm của cơ quan chức năng còn bỏ sót.
Anh T. thắc mắc rằng yêu cầu cũng như mức xử phạt ấy có đúng không? Tại sao nhiều nơi treo bảng quảng cáo bằng tiếng nước ngoài nhưng không gặp rắc rối gì?
Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh: Điều 18 Luật quảng cáo năm 2012 quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo thì trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt.
Trường hợp sử dụng tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.
Như vậy, tên bảng hiệu quán cà phê của gia đình anh T. sử dụng hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, tức là đã vi phạm khoản 2 điều 34 Luật quảng cáo.
Theo luật sư Lê Trung Phát, mức xử phạt với lỗi vi phạm “sản phẩm quảng cáo không có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt” (khoản 2 điều 66 nghị định 158/2013) với mức phạt từ 10 - 15 triệu đồng và buộc tháo dỡ biển hiệu. Như vậy, anh T. sẽ bị phạt tiền 12 triệu đồng là đúng luật.
Tuy nhiên theo luật sư Phát, nếu đúng là phòng kinh tế quận đến nhà anh T. để yêu cầu gỡ bảng hiệu, xử phạt là không đúng thẩm quyền.
Căn cứ vào các quy định hiện hành thì thẩm quyền xử lý vi phạm trong trường hợp của anh T. thuộc chủ tịch UBND quận/huyện và các cơ quan thanh tra chuyên ngành.
Về việc anh T. thắc mắc vì sao nhiều nơi treo bảng hiệu hoàn toàn bằng tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Anh nhưng không gặp rắc rối gì, các luật sư cho biết có hai trường hợp xảy ra.
Thứ nhất, bảng hiệu tiếng nước ngoài đó không hề vi phạm quy định của pháp luật do “nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt...” (điều 18 Luật quảng cáo năm 2012).
Thứ hai, có thể do việc phát hiện, xử lý vi phạm của cơ quan chức năng còn bỏ sót.
Để tránh gặp rắc rối, các cá nhân, tổ chức nếu có nhu cầu về quảng cáo cần tìm hiểu rõ quy định pháp luật, không nên thấy người khác làm được thì mình làm được. Việc nắm rõ quy định pháp luật nhằm bảo vệ mình, tránh việc không biết mình đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý vi phạm hành chính sau này. |
Tác giả bài viết: Minh Phượng
Nguồn tin: