Hậu quả của việc Trung Quốc tự vứt bỏ căn cứ luật pháp quốc tế để đưa ra yêu cầu quyền lợi hải dương tại Biển Đông, uy tín quốc tế quốc tế của Trung Quốc bị hạ thấp, thậm chí hình tượng Trung Quốc không tuân thủ quy tắc quốc tế sẽ trở thành chủ đề bàn tán của dư luận quốc tế và nguy hiểm hơn là các nước láng giềng càng bất bình và nghi ngờ Trung Quốc hơn.
Trung Quốc nhận thức được mối đe dọa bị cô lập trên trường quốc tế và đây cũng là lý do tại sao sau phán quyết của Toà Trọng tài, Bắc Kinh bắt đầu tiến hành các cuộc vận động quốc tế nhằm kêu gọi sự ủng hộ cho yêu sách của mình ở Biển Đông.
Giới phân tích dự đoán về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian tới cho rằng,cùng với những hoạt động quân sự, tăng cường các công trình lấp biển xây đảo nhân tạo tại Biển Đông để Trung Quốc khẳng định không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài. Ngoài ra, Bãi Hoàng Nham (Scarborough Reef) nhiều khả năng sẽ là mục tiêu tiếp theo để Trung Quốc triển khai công trình lấp biển xây đảo nhân tạo. Bởi vì, bãi cạn Hoàng Nham cùng với đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và đảo đá Vành Khăn tạo thành “kiềng ba chân” chiến lược tại Biển Đông.
Trong thời gian tới, các hoạt động đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực Biển Đông sẽ gia tăng và trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, sẽ không thể bùng nổ xung đột quân sự Trung - Mỹ tại đây. Bởi vì, cả Mỹ và Trung Quốc đều sở hữu vũ khí hạt nhân và nhiều loại vũ khí tấn công chiến lược, một khi bùng nổ xung đột quân sự, thiệt hại của hai bên là không thể ước tính, đây là điều cả Trung Quốc và Mỹ đều không đủ sức chịu đựng.
Trung Quốc cũng biết rằng sẽ không thể tìm một giải pháp quân sự cho vấn đề Biển Đông vì nếu xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với đội quân Mỹ, Nhật Bản, Úc và có thể là cả Ấn Độ, bên cạnh đó là các quốc gia khác. Trong cuộc chiến này, Trung Quốc có thể nhận được hỗ trợ từ Pakistan và Nga. Tuy nhiên, do ít có lợi ích liên quan ở Biển Đông nên Nga sẽ do dự để cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp cho Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh.
Trung Quốc biết rất rõ rằng, sức mạnh quân đội của Bắc Kinh có lớn đến đâu cũng không thể chống lại quân đội của nhiều nước gộp lại và trong khi không có sự hỗ trợ đáng kể từ các nước bạn bè khác. Hiển nhiên, Trung Quốc đang lo sợ điều này và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ có chuyến thăm Ấn Độ vào ngày 12.8 tới trong nỗ lực để đảm bảo rằng Thủ tướng Narendra Modi sẽ không tham gia với các nước để nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông tại hội nghị G20 vào đầu tháng 9 tới.
Chung quy lại, Trung Quốc cơ bản đã không có lý lẽ, bằng chứng pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình trên Biển Đông, nên Trung Quốc không bao giờ muốn công khai vấn đề Biển Đông ra để bàn thảo.
Tác giả bài viết: Thanh Minh
Nguồn tin: