Khảo sát thực hiện trong quý 2/2016 của Mạng việc làm JobStreet Việt Nam trên gần 13.000 lao động đã chỉ ra có đến 84,7% người lao động không hài lòng với việc làm hiện tại. Trong đó có đến 73% sẵn sàng nghỉ việc để tìm kiếm môi trường làm việc tốt hơn.
Đáng chú ý, có đến gần 90% đối tượng mới tốt nghiệp chưa hài lòng với việc làm hiện tại. Con số này giảm dần theo độ tuổi cũng như cấp bậc của người lao động, 87% ở cấp độ nhân viên từ 1-3 năm kinh nghiệm và giảm còn 76% ở cấp độ quản lý/quản lý cấp cao. Xét trên giới tính, lao động nữ có xu hướng không hài lòng với công việc cao hơn so với nam giới (lần lượt là 87% ở nữ và 82% ở nam).
Đáng chú ý, có đến gần 90% đối tượng mới tốt nghiệp chưa hài lòng với việc làm hiện tại. Con số này giảm dần theo độ tuổi cũng như cấp bậc của người lao động, 87% ở cấp độ nhân viên từ 1-3 năm kinh nghiệm và giảm còn 76% ở cấp độ quản lý/quản lý cấp cao. Xét trên giới tính, lao động nữ có xu hướng không hài lòng với công việc cao hơn so với nam giới (lần lượt là 87% ở nữ và 82% ở nam).
Sinh viên mới ra trường "nản" với công việc hiện tại nhưng lại ngại tìm việc mới (Ảnh minh họa: Hoài Nam)
Có nhiều nguyên nhân khiến người lao động chưa hài lòng với việc làm hiện tại, trong đó có 3 nguyên nhân chính được chia sẻ gồm: Việc làm nhàm chán, không có hướng đi sự nghiệp rõ ràng (chiếm 55%); Mức lương chưa phù hợp (54%) và Không học hỏi được từ việc làm (37%).
Ngoài ra, việc thiếu các khoản phúc lợi, phụ cấp hỗ trợ và phạm vị giao việc thiếu rõ ràng cũng là những lý do khiến người lao động chưa hài lòng với công việc.
Đáng chú ý, đối với người lao động mới tốt nghiệp, trên 42% cho biết họ chán nản với công việc vì không được làm việc đúng chuyên môn. Xét riêng về yếu tố mức lương, 33% ứng viên cho rằng họ phải làm việc nhiều hơn mức được trả và hơn 39% cho rằng lương họ không đủ sống.
Nản việc hiện tại nhưng ngại tìm việc mới
Không hài lòng với công việc đang làm nhưng khảo sát cũng chỉ ra các ứng viên thiếu tự tin khi tìm việc mới. Đối với nhóm mong muốn tìm được việc mới do không hài lòng với công việc cũ, chỉ có 4,2% ứng viên nhận được lời mời làm việc tại công ty mới trước khi nghỉ việc tại công ty cũ; trên 25% ứng viên cho biết họ có thể tìm được việc làm mới trong dưới 1 tháng; 42% có thể tìm việc từ 1-2 tháng và gần 30% cho biết có thể phải mất trên 3 tháng để tìm được một công việc mới.
Đối với nhóm quyết định không chuyển việc dù chưa hài lòng với công việc hiện tại, các ứng viên này sợ không thể tìm được việc mới trong thời điểm hiện tại (gần 48%) hoặc đang gặp khó khăn về tài chính (gần 45%). Chỉ có chưa đến 21% cho biết họ có thể giải quyết được các vấn đề tồn tại để giúp công việc được tốt hơn.
Tuy nhiên, việc được tăng lương không phải là yếu tố hàng đầu giúp người lao động hài lòng hơn với công việc. Giải pháp để thu hút nhân tài được khuyến nghị là doanh nghiệp cần xây dựng một con đường phát triển nghề nghiệp rõ ràng cho từng vị trí công việc. Đây được xem là yếu tố mong muốn lớn nhất, ảnh hưởng đến quyết định tìm việc mới hay tiếp tục ở lại công ty hiện tại của người lao động (63%).
Việc doanh nghiệp thông báo cũng như có chính sách rõ ràng trong việc tạo môi trường cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng là yếu tốt quan trọng nhằm giúp người lao động hài lòng hơn với công việc (chiếm trên 50% lượng người tham gia khảo sát).
Những có số khảo sát trên cảnh báo dấu hiệu không mấy khả quan về tính bền vững trong công việc cho người lao động lẫn nhà tuyển dụng tại Việt Nam. Điều này ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người Việt Nam còn kém. Ngoài nỗ lực của của người lao động cũng đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cần có những thay đổi qua việc xây dựng những chiến lược tuyển dụng lồng ghép chặt chẽ với kế hoạch kinh doanh và đào tạo nguồn nhân lực nội tại.
Tác giả bài viết: Hoài Nam