Tin địa phương

Ký ức những làng chài

Từ năm 2000 trở về trước, TP. Đà Nẵng có khoảng trên 2.000 tàu cá. Trong đó xấp xỉ 1.000 tàu công suất lớn, trên 90CV, chuyên vươn khơi, đánh bắt xa bờ. Những đội tàu công suất lớn này không chỉ mang lại sản lượng đánh bắt thủy hải sản khổng lồ cho địa phương, mà còn góp phần quan trọng cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo khi họ thường xuyên ra khơi, bám biển.

Những con tàu cuối cùng của làng Nam Ô sẽ “gác bãi” vĩnh viễn, bởi làng đang bị giải tỏa, đất biển dành cho khu du lịch.

Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn, cùng với chính sách thay đổi cơ cấu kinh tế, quá trình đô thị tại Đà Nẵng cũng diễn ra thần tốc khiến các làng chài dần bị xóa sổ, mất dấu tích.

Trên đất liền, từng làng nghề bị giải tỏa, nhường đất cho các dự án du lịch sinh thái, các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Nhiều làng chài gắn với văn hóa biển truyền thống hàng trăm năm như Nam Thọ, Hải Châu, Xuân Hà, Thanh Khê, Tam Thuận, Nại Hiên... và bây giờ, làng chài Nam Ô cũng đang có nguy cơ biến mất trên bản đồ Đà Nẵng.

Làng chài Nam Ô đang giai đoạn giải tỏa, nhường đất cho khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp của Tập đoàn Trung Thủy. Dự án chiếm diện tích 36,5ha bao gồm 57 căn biệt thự hướng biển cao cấp, khách sạn 5 sao, khu hội nghị quốc tế và vui chơi giải trí... với số vốn đầu tư trên 3.000 tỉ đồng, đang chiếm hết mặt biển làng Nam Ô. Các làng chài truyền thống của Đà Nẵng đang dần trở thành chuyện kể, thành ký ức của Đà Nẵng.

Những làng chài truyền thống ở Đà Nẵng đang lùi .

Biển Đà Nẵng sẽ vắng dần và sẽ không còn ngư dân.

Đền thờ ngư ông, giếng cổ bến cá (gốc Chăm) dù không bị đập bỏ, nhưng cũng sẽ vô hồn khi bị tách khỏi làng chài, khỏi cộng đồng ngư dân.

Những cái thúng chai ở làng chài Xuân Hà lần lượt quay lưng với biển.

Những con tàu xa bờ ở Thanh Khê giờ cũng chỉ còn là hoài niệm.

Tác giả: Thanh Hải

Nguồn tin: Báo Lao động

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP