Trong buổi làm việc chiều 22/8 với ông Đinh La Thăng cùng các lãnh đạo UBND TP HCM, ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, 17 chi nhánh với 70 phòng giao dịch tại TP HCM đang đóng góp một phần ba doanh thu toàn hệ thống của ngân hàng này. Tỷ lệ nợ xấu tại đây khá thấp so với các tổ chức tín dụng khác lẫn trong cùng hệ thống. Tuy nhiên, có một vài trường hợp cũng thuộc diện "khó xử", đề xuất bí thư Đinh La Thăng hỗ trợ nhắc nhở.
Cụ thể, theo ông Thành, một số doanh nghiệp trước đây được thành phố bảo lãnh nhưng sau khi cổ phần hóa thì không kế thừa nghĩa vụ trả nợ, không hạch toán vào giá trị doanh nghiệp. Ví dụ như: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp đầu tư thương mại TP HCM (nợ 69 tỷ); Công ty CP xuất nhập khẩu Đồng Tháp Mười (54,4 tỷ), Công ty TNHH đầu tư Chợ Lớn và Công ty Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, mỗi doanh nghiệp được thành phố bảo lãnh vay 50 tỷ...
“Mong lãnh đạo thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp này nhận nợ vì theo luật là khi cổ phần hóa thì vẫn phải nhận nợ, kế thừa nghĩa vụ trả nợ”, lãnh đạo Vietcombank đề cập trong buổi làm việc và cho biết các đơn vị khác nếu có bảo lãnh, nhà băng vẫn đôn đốc và thu ngay. Nhưng riêng với doanh nghiệp được thành phố bảo lãnh thì ngân hàng cũng... chần chừ, chỉ nhắc khéo để được hỗ trợ chứ cũng "không dám" nói đòi nghĩa vụ bảo lãnh.
Trước phản ánh của lãnh đạo Vietcombank, ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến sớm đôn đốc các doanh nghiệp và trao đổi cụ thể hơn với phía ngân hàng để giải quyết.
“Theo quan điểm của tôi, những gì thuộc về kinh tế thì phải sòng phẳng. Thành phố bảo lãnh thì thành phố phải có trách nhiệm đôn đốc trả nợ. Với các công ty khi cổ phần hóa, nếu chúng ta làm sót hay có lý do nào đó mà chưa tính các khoản nợ vào giá trị doanh nghiệp thì phải bổ sung cho đúng. Vì các ngân hàng mà có nợ xấu thì cũng ảnh hưởng đến kinh tế chung của thành phố”, ông Đinh La Thăng nêu quan điểm.
Đại diện Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành khẳng định, trong thời gian tới, TP HCM vẫn là địa bàn trọng điểm mà ngân hàng này tập trung nguồn lực cũng như mở rộng mạng lưới. Hiện nay, Vietcombank đang chiếm xấp xỉ 10% thị phần tại thành phố và là tổ chức đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương chính sách như cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên, các chương trình cho vay doanh nghiệp để bình ổn giá…
Ông Thành cũng đề xuất cho Vietcombank tham gia nhiều hơn vào các hệ thống thanh toán, thu hộ ngân sách nhà nước, hải quan, dịch vụ thẻ, dịch vụ công ích trên địa bàn cũng như việc mua trái phiếu của thành phố trong thời gian tới (hiện Vietcombank còn giữ 800 tỷ đồng trái phiếu của TPHCM và trong năm nay sẽ đến hạn).
Ngoài ra, do chỉ mới một nửa trong số 17 chi nhánh có trụ sở nên Vietcombank cũng mong muốn thành phố ưu tiên cho đấu thầu các lô đất để xây dựng các trung tâm tài chính.
“Vietcombank cam kết giá thành phố đưa ra bao nhiêu, chúng tôi sẽ mua bấy nhiêu vì tính an toàn pháp lý cao. Chúng tôi cũng cam kết xây dựng các công trình đẹp, khang trang cho thành phố”, ông Thành cam kết.
Bí thư Thăng làm việc với Vietcombank. Ảnh: Viễn Thông
Cụ thể, theo ông Thành, một số doanh nghiệp trước đây được thành phố bảo lãnh nhưng sau khi cổ phần hóa thì không kế thừa nghĩa vụ trả nợ, không hạch toán vào giá trị doanh nghiệp. Ví dụ như: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp đầu tư thương mại TP HCM (nợ 69 tỷ); Công ty CP xuất nhập khẩu Đồng Tháp Mười (54,4 tỷ), Công ty TNHH đầu tư Chợ Lớn và Công ty Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, mỗi doanh nghiệp được thành phố bảo lãnh vay 50 tỷ...
“Mong lãnh đạo thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp này nhận nợ vì theo luật là khi cổ phần hóa thì vẫn phải nhận nợ, kế thừa nghĩa vụ trả nợ”, lãnh đạo Vietcombank đề cập trong buổi làm việc và cho biết các đơn vị khác nếu có bảo lãnh, nhà băng vẫn đôn đốc và thu ngay. Nhưng riêng với doanh nghiệp được thành phố bảo lãnh thì ngân hàng cũng... chần chừ, chỉ nhắc khéo để được hỗ trợ chứ cũng "không dám" nói đòi nghĩa vụ bảo lãnh.
Trước phản ánh của lãnh đạo Vietcombank, ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến sớm đôn đốc các doanh nghiệp và trao đổi cụ thể hơn với phía ngân hàng để giải quyết.
“Theo quan điểm của tôi, những gì thuộc về kinh tế thì phải sòng phẳng. Thành phố bảo lãnh thì thành phố phải có trách nhiệm đôn đốc trả nợ. Với các công ty khi cổ phần hóa, nếu chúng ta làm sót hay có lý do nào đó mà chưa tính các khoản nợ vào giá trị doanh nghiệp thì phải bổ sung cho đúng. Vì các ngân hàng mà có nợ xấu thì cũng ảnh hưởng đến kinh tế chung của thành phố”, ông Đinh La Thăng nêu quan điểm.
Đại diện Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành khẳng định, trong thời gian tới, TP HCM vẫn là địa bàn trọng điểm mà ngân hàng này tập trung nguồn lực cũng như mở rộng mạng lưới. Hiện nay, Vietcombank đang chiếm xấp xỉ 10% thị phần tại thành phố và là tổ chức đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương chính sách như cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên, các chương trình cho vay doanh nghiệp để bình ổn giá…
Ông Thành cũng đề xuất cho Vietcombank tham gia nhiều hơn vào các hệ thống thanh toán, thu hộ ngân sách nhà nước, hải quan, dịch vụ thẻ, dịch vụ công ích trên địa bàn cũng như việc mua trái phiếu của thành phố trong thời gian tới (hiện Vietcombank còn giữ 800 tỷ đồng trái phiếu của TPHCM và trong năm nay sẽ đến hạn).
Ngoài ra, do chỉ mới một nửa trong số 17 chi nhánh có trụ sở nên Vietcombank cũng mong muốn thành phố ưu tiên cho đấu thầu các lô đất để xây dựng các trung tâm tài chính.
“Vietcombank cam kết giá thành phố đưa ra bao nhiêu, chúng tôi sẽ mua bấy nhiêu vì tính an toàn pháp lý cao. Chúng tôi cũng cam kết xây dựng các công trình đẹp, khang trang cho thành phố”, ông Thành cam kết.
Tác giả bài viết: Viễn Thông