Đó là nhận định của TS Bùi Quang Tín, giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM trước sự gia tăng hiện diện của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
PV: - Thời gian qua, các ngân hàng ngoại đang nỗ lực gia tăng hiện diện tại Việt Nam. Theo một thống kê, tính đến thời điểm này, cả nước có 6 ngân hàng 100% vốn ngoại và mới đây Thống đốc NHNN cũng đã chấp thuận về nguyên tắc cho một ngân hàng Hàn Quốc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, số chi nhánh của ngân hàng nước ngoài đã tăng lên con số 50, chưa kể 50 văn phòng đại diện và một số ngân hàng liên doanh.
Trong bối cảnh Việt Nam mở cửa hội nhập, ông đánh giá như thế nào về việc các ngân hàng ngoại gia tăng hiện diện tại Việt Nam? Liệu đây có phải là liều thuốc giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam cạnh tranh hơn, minh bạch hơn hay không?
TS Bùi Quang Tín: - Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hiện diện dưới 3 hình thức: 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện và chi nhánh. Điều đó hoàn toàn phù hợp với các thỏa thuận song phương và đa phương Việt Nam đã cam kết, đặc biệt là trong WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã tham gia.
Sự nhập cuộc của các ngân hàng ngoại tại Việt Nam sẽ làm tăng tính cạnh tranh và phù hợp với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ cũng như đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Trong bản dự thảo và các hội thảo gần đây nhằm chuẩn bị nội dung cho đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2016-2020, NHNN và Chính phủ Việt Nam kêu gọi đầu tư vốn, sự gia nhập vào thị trường của các ngân hàng nước ngoài để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở mảng xử lý nợ xấu; tiếp tục nâng cao các sản phẩm dịch vụ truyền thống của ngân hàng; tăng cường các nguồn thu về dịch vụ.
Trong thời gian qua, cơ cấu nguồn thu của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trái ngược với ngân hàng trong nước. Theo đó, ở các ngân hàng trong nước, trên 80% thu nhập đến từ mảng tín dụng; 10-15% từ mảng dịch vụ; 5% là thu nhập khác. Trong khi đó, với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 80% thu nhập đến từ dịch vụ, 10-15% từ tín dụng.
Việc đổ bộ của ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam không những nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch hóa thị trường mà còn thay đổi cơ cấu nguồn thu của ngân hàng trong nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi ngân hàng Việt Nam tăng trưởng tỷ lệ tín dụng cao lên và đi liền với đó là nợ xấu, việc tạo ra nguồn thu cho ngân hàng không được bảo đảm.
Ở góc độ nâng cấp sản phẩm dịch vụ truyền thống của ngân hàng Việt Nam, khi ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam đưa theo rất nhiều sản phẩm, không chỉ là sản phẩm tín dụng, huy động vốn mà cả sản phẩm trước nay họ đã phát triển ở thị trường nước ngoài để tạo nguồn thu dịch vụ. Nếu họ vào Việt Nam, không những ngân hàng trong nước phải cạnh tranh để nâng cao các sản phẩm dịch vụ của mình lên mà còn giúp tạo ra nguồn thu ổn định, đặc biệt là các nguồn thu dịch vụ.
Đó là tác động về mặt cạnh tranh, còn về sự minh bạch, khi ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam, Việt Nam buộc phải cải tiến một số vấn đề:
Thứ nhất là hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, phải theo các chuẩn mực quốc tế, trong đó có chuẩn mực Basel. Trước mắt, Việt Nam đang có 10 ngân hàng thí điểm theo chuẩn mực Basel 2 và sắp tới sẽ thực hiện đồng loạt bởi các ngân hàng trên thế giới đã thực hiện chuẩn mực Basel 3.
Thứ hai, phải minh bạch về công bố thông tin. Xét riêng góc độ công bố xử lý vấn đề nợ xấu, phân loại nợ xấu theo Thông tư 02 và 09, thời gian qua nhiều ngân hàng Việt Nam do thiếu sự minh bạch nên giấu bớt nợ xấu để giảm mức trích lập dự phòng. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã hội nhập, tham gia sân chơi chung, hệ thống pháp luật minh bạch hơn và phải theo thông lệ quốc tế thì các ngân hàng trong nước cũng buộc phải minh bạch theo hệ thống pháp luật và minh bạch theo cách làm của các ngân hàng nước ngoài.
Thứ ba, phải minh bạch mọi thông tin để tạo ra niềm tin cho khách hàng.
PV: - Với sự gia nhập của khối ngân hàng ngoại, theo ông, dòng tiền ra nước ngoài (dòng tiền FDI, dòng tiền của người Việt cùng các cá nhân ở Việt Nam chuyển ra nước ngoài) sẽ được kiểm soát như thế nào, nhất là khi đã có nhiều báo cáo về việc doanh nghiệp FDI chuyển giá, trốn thuế hay người Việt gửi tiền ra nước ngoài?
TS Bùi Quang Tín: - Thực tế, đối với dòng tiền ra nước ngoài trước nay Việt Nam vẫn có các quy định pháp luật để kiểm soát, như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp... Có 2 hình thức chuyển tiền ra nước ngoài: đầu tư vào các dự án của các doanh nghiệp kinh doanh ở nước ngoài; chuyển lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI hay của các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam ra nước ngoài.
Xét hình thức đầu tiên - các dự án đầu tư ra nước ngoài, hiện nay trước khi doanh nghiệp kinh doanh phải có quá trình tìm hiểu, xúc tiến thương mại, ký kết hợp đồng, đăng ký dự án với Bộ Kế hoạch Đầu tư... Sau khi được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp và cá nhân sẽ được chuyển tiền theo giấy phép đó. Đó là xét ở góc độ quản lý ngoại hối, quản lý dòng tiền trong nước chuyển ra nước ngoài. Còn để cho phép chuyển tiền, Bộ Kế hoạch Đầu tư phải xem xét doanh nghiệp đó có được cấp phép hợp pháp trên đất nước dự kiến họ chuyển tiền đến hay không. Đó là ở góc độ kinh doanh.
Về nguy cơ mà nhiều người lo ngại, việc ngân hàng ngoại tham gia vào thị trường Việt Nam không làm quá trình chuyển giá tăng mạnh hơn. Chẳng hạn, việc chuyển giá của Metro hay Coca Cola thời gian qua không phải khi ngân hàng ngoại vào Việt Nam mới xuất hiện mà đã có từ lâu. Hiện hệ thống ngân hàng trong nước cũng đã liên kết, liên thông với hệ thống ngân hàng trên thế giới, việc chuyển tiền ra nước ngoài là bình thường, quan trọng là quá trình chuyển tiền đó được pháp luật Việt Nam cho phép.
PV: - Ở chiều ngược lại, đối với dòng vốn trong nước, có ý kiến lo ngại rằng sẽ có sự chuyển dịch dòng tiền gửi từ các ngân hàng nội sang ngân hàng ngoại nhờ chất lượng dịch vụ tốt hơn. Ngoài ra, lãi suất tiền gửi ở nước ngoài rất thấp trong khi ở Việt Nam lại khá cao, nếu ngân hàng ngoại mang tiền từ nước họ sang Việt Nam để cho vay thì mức lãi suất cho vay sẽ cạnh tranh hơn nhiều. Ông chia sẻ như thế nào với lo ngại này?
TS Bùi Quang Tín: - Ở đây chúng ta xem xét hai góc độ: huy động vốn và cho vay của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Ở góc độ huy động vốn, đặc biệt là VND, ngân hàng nước ngoài không cạnh tranh được với ngân hàng Việt Nam bởi họ chỉ tốt hơn ở dịch vụ, còn lãi suất không bằng lãi suất của ngân hàng trong nước.
Ở góc độ cho vay, hiện nay lãi suất cho vay dưới 12 tháng của các ngân hàng trong nước vào khoảng 6-7%, còn cho vay trung, dài hạn ở mức 9-12% tùy theo dự án. Lãi suất cho vay của các ngân hàng nước ngoài tại Việt nam thì thấp hơn so với ngân hàng trong nước chừng 2-3%. Cụ thể, lãi suất cho vay trung bình của ngân hàng nước ngoài trong ngắn hạn chừng 4,5-6%, cho vay trung, dài hạn đối với dự án tốt chừng 7-8%.
Nhưng nói đi thì phải nói lại, ngân hàng nước ngoài sẵn sàng cho vay với lãi suất thấp hơn so với ngân hàng trong nước nhưng bù lại, họ đòi hỏi 3 điều kiện mà dường như khách hàng Việt Nam khó đáp ứng được:
Thứ nhất, về phương án kinh doanh, ngân hàng ngoại đòi hỏi phương án kinh doanh của khách hàng phải rõ ràng, minh bạch, có giấy tờ, sổ sách đàng hoàng. Nhưng theo số liệu của VCCI, trên 95% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà như vậy sổ sách kế toán chỉ mang tính đối phó. Chính vì thế, yêu cầu về phương án kinh doanh của ngân hàng ngoại khiến doanh nghiệp Việt chịu không nổi.
Thứ hai, về tài sản thế chấp, hiện nay ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đòi hỏi phải có sổ hồng, sổ đỏ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Nhưng thực tế, các tài sản, chủ yếu là bất động sản của Việt Nam, nhiều khi người ta đã mua rồi nhưng giấy tờ không sang tên được, chưa kể nhà xây xong rồi lại không thể hoàn công được... như vậy, khách hàng không có đủ giấy tờ để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng ngoại
Thứ ba, về phương án trả nợ, phương án trả nợ của ngân hàng trong nước trên 90% dường như là chế biến lại, nhưng với ngân hàng ngoại thì không có chuyện chế biến. Họ đòi hỏi thu nhập phải hợp pháp, phải qua ngân hàng, có chứng nhận của cơ quan, nếu là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thu nhập đó phải được ghi nhận trên báo cáo kế toán. Nhưng nếu ghi nhận trên báo cáo kế toán thì doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể chịu thuế nổi.
Với 3 điều kiện đó, tăng trưởng tín dụng hay hoạt động cho vay của ngân hàng ngoại dường như chịu không nổi, cho nên trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng ngoại chỉ có 10-15% là thu nhập từ hoạt động tín dụng.
Như vậy, về cơ bản không cần phải quá lo lắng về việc chuyển dịch nguồn vốn trong nước từ ngân hàng nội sang ngân hàng ngoại. Nhưng có một vấn đề Việt Nam cần phải lo là khách hàng FDI tại Việt Nam cũng như các nguồn đầu tư, tài trợ nước ngoài cho dự án tại Việt Nam đi theo hướng: nước nào đầu tư vào Việt Nam thì họ tìm ngân hàng của nước đó để thực hiện giao dịch. Dịch vụ, sản phẩm, đội ngũ nhân sự và mọi vấn đề của ngân hàng trong nước hiện nay còn cách xa nước ngoài.
Do đó, điều Việt Nam cần lo là: những nguồn đầu tư nước ngoài, không chỉ là FDI mà sắp tới có rất nhiều nguồn đầu tư khác đổ vào khi Việt Nam ngày càng gia nhập sâu và rộng vào các FTA, miếng bánh không nở ra, trong khi đối thủ cạnh tranh ngày càng mở rộng. Đối thủ không những gặm miếng bánh cũ của chúng ta mà miếng bánh cũ ngày càng thu hẹp lại. Nếu ngân hàng Việt Nam không chịu cải tiến, vận động, linh hoạt, đặc biệt là xử lý nợ xấu, để nợ xấu ăn vào hẳn lợi nhuận của ngân hàng như hiện nay thì chắc chắn sẽ bị lấn át trên sân nhà.
PV: - Đành rằng về mặt chủ trương chính sách, Việt Nam khuyến khích thu hút đầu tư, nhưng cơ quan quản lý cần có chế tài kiểm soát các ngân hàng ngoại ra sao để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của nó? Bản thân các ngân hàng trong nước cần làm gì để có thể cạnh tranh được với ngân hàng ngoại?
TS Bùi Quang Tín: - Trong TPP có quy định phải đối xử với ngân hàng của các quốc gia thành viên giống như đối xử với ngân hàng trong nước. Việt Nam không thể dùng các quy định vi phạm thỏa thuận tự do thương mại, nhưng nước nào cũng sẽ có những cách thức để tránh điều này. Theo đó, có những cam kết đèn xanh, đèn vàng, đèn đỏ. Các thỏa thuận tự do thương mại đều đưa ra các quy định cấm đối với các quốc gia thành viên khi họ có những hỗ trợ mang tính đèn vàng, đèn đỏ, nhưng với đèn xanh thì cho phép, chính vì vậy chúng ta có thể tận dụng điều này. Ví dụ, chính phủ các nước hỗ trợ thông qua cơ chế tái cấp vốn và lãi suất ưu đãi đối với ngân hàng trong nước mà không vi phạm thỏa thuận tự do thương mại.
Đối với ngân hàng trong nước, như đã nói ở trên, cần phải khẩn trương tái cơ cấu, nâng cấp, cải tiến... mới có thể cạnh tranh được với ngân hàng ngoại.
PV: - Thời gian qua, các ngân hàng ngoại đang nỗ lực gia tăng hiện diện tại Việt Nam. Theo một thống kê, tính đến thời điểm này, cả nước có 6 ngân hàng 100% vốn ngoại và mới đây Thống đốc NHNN cũng đã chấp thuận về nguyên tắc cho một ngân hàng Hàn Quốc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, số chi nhánh của ngân hàng nước ngoài đã tăng lên con số 50, chưa kể 50 văn phòng đại diện và một số ngân hàng liên doanh.
Trong bối cảnh Việt Nam mở cửa hội nhập, ông đánh giá như thế nào về việc các ngân hàng ngoại gia tăng hiện diện tại Việt Nam? Liệu đây có phải là liều thuốc giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam cạnh tranh hơn, minh bạch hơn hay không?
Ngân hàng Woori Bank của Hàn Quốc sắp được cấp phép hoạt động tại Việt Nam
TS Bùi Quang Tín: - Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hiện diện dưới 3 hình thức: 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện và chi nhánh. Điều đó hoàn toàn phù hợp với các thỏa thuận song phương và đa phương Việt Nam đã cam kết, đặc biệt là trong WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã tham gia.
Sự nhập cuộc của các ngân hàng ngoại tại Việt Nam sẽ làm tăng tính cạnh tranh và phù hợp với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ cũng như đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Trong bản dự thảo và các hội thảo gần đây nhằm chuẩn bị nội dung cho đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2016-2020, NHNN và Chính phủ Việt Nam kêu gọi đầu tư vốn, sự gia nhập vào thị trường của các ngân hàng nước ngoài để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở mảng xử lý nợ xấu; tiếp tục nâng cao các sản phẩm dịch vụ truyền thống của ngân hàng; tăng cường các nguồn thu về dịch vụ.
Trong thời gian qua, cơ cấu nguồn thu của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trái ngược với ngân hàng trong nước. Theo đó, ở các ngân hàng trong nước, trên 80% thu nhập đến từ mảng tín dụng; 10-15% từ mảng dịch vụ; 5% là thu nhập khác. Trong khi đó, với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 80% thu nhập đến từ dịch vụ, 10-15% từ tín dụng.
Việc đổ bộ của ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam không những nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch hóa thị trường mà còn thay đổi cơ cấu nguồn thu của ngân hàng trong nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi ngân hàng Việt Nam tăng trưởng tỷ lệ tín dụng cao lên và đi liền với đó là nợ xấu, việc tạo ra nguồn thu cho ngân hàng không được bảo đảm.
Ở góc độ nâng cấp sản phẩm dịch vụ truyền thống của ngân hàng Việt Nam, khi ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam đưa theo rất nhiều sản phẩm, không chỉ là sản phẩm tín dụng, huy động vốn mà cả sản phẩm trước nay họ đã phát triển ở thị trường nước ngoài để tạo nguồn thu dịch vụ. Nếu họ vào Việt Nam, không những ngân hàng trong nước phải cạnh tranh để nâng cao các sản phẩm dịch vụ của mình lên mà còn giúp tạo ra nguồn thu ổn định, đặc biệt là các nguồn thu dịch vụ.
Đó là tác động về mặt cạnh tranh, còn về sự minh bạch, khi ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam, Việt Nam buộc phải cải tiến một số vấn đề:
Thứ nhất là hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, phải theo các chuẩn mực quốc tế, trong đó có chuẩn mực Basel. Trước mắt, Việt Nam đang có 10 ngân hàng thí điểm theo chuẩn mực Basel 2 và sắp tới sẽ thực hiện đồng loạt bởi các ngân hàng trên thế giới đã thực hiện chuẩn mực Basel 3.
Thứ hai, phải minh bạch về công bố thông tin. Xét riêng góc độ công bố xử lý vấn đề nợ xấu, phân loại nợ xấu theo Thông tư 02 và 09, thời gian qua nhiều ngân hàng Việt Nam do thiếu sự minh bạch nên giấu bớt nợ xấu để giảm mức trích lập dự phòng. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã hội nhập, tham gia sân chơi chung, hệ thống pháp luật minh bạch hơn và phải theo thông lệ quốc tế thì các ngân hàng trong nước cũng buộc phải minh bạch theo hệ thống pháp luật và minh bạch theo cách làm của các ngân hàng nước ngoài.
Thứ ba, phải minh bạch mọi thông tin để tạo ra niềm tin cho khách hàng.
PV: - Với sự gia nhập của khối ngân hàng ngoại, theo ông, dòng tiền ra nước ngoài (dòng tiền FDI, dòng tiền của người Việt cùng các cá nhân ở Việt Nam chuyển ra nước ngoài) sẽ được kiểm soát như thế nào, nhất là khi đã có nhiều báo cáo về việc doanh nghiệp FDI chuyển giá, trốn thuế hay người Việt gửi tiền ra nước ngoài?
TS Bùi Quang Tín: - Thực tế, đối với dòng tiền ra nước ngoài trước nay Việt Nam vẫn có các quy định pháp luật để kiểm soát, như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp... Có 2 hình thức chuyển tiền ra nước ngoài: đầu tư vào các dự án của các doanh nghiệp kinh doanh ở nước ngoài; chuyển lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI hay của các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam ra nước ngoài.
Xét hình thức đầu tiên - các dự án đầu tư ra nước ngoài, hiện nay trước khi doanh nghiệp kinh doanh phải có quá trình tìm hiểu, xúc tiến thương mại, ký kết hợp đồng, đăng ký dự án với Bộ Kế hoạch Đầu tư... Sau khi được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp và cá nhân sẽ được chuyển tiền theo giấy phép đó. Đó là xét ở góc độ quản lý ngoại hối, quản lý dòng tiền trong nước chuyển ra nước ngoài. Còn để cho phép chuyển tiền, Bộ Kế hoạch Đầu tư phải xem xét doanh nghiệp đó có được cấp phép hợp pháp trên đất nước dự kiến họ chuyển tiền đến hay không. Đó là ở góc độ kinh doanh.
Về nguy cơ mà nhiều người lo ngại, việc ngân hàng ngoại tham gia vào thị trường Việt Nam không làm quá trình chuyển giá tăng mạnh hơn. Chẳng hạn, việc chuyển giá của Metro hay Coca Cola thời gian qua không phải khi ngân hàng ngoại vào Việt Nam mới xuất hiện mà đã có từ lâu. Hiện hệ thống ngân hàng trong nước cũng đã liên kết, liên thông với hệ thống ngân hàng trên thế giới, việc chuyển tiền ra nước ngoài là bình thường, quan trọng là quá trình chuyển tiền đó được pháp luật Việt Nam cho phép.
PV: - Ở chiều ngược lại, đối với dòng vốn trong nước, có ý kiến lo ngại rằng sẽ có sự chuyển dịch dòng tiền gửi từ các ngân hàng nội sang ngân hàng ngoại nhờ chất lượng dịch vụ tốt hơn. Ngoài ra, lãi suất tiền gửi ở nước ngoài rất thấp trong khi ở Việt Nam lại khá cao, nếu ngân hàng ngoại mang tiền từ nước họ sang Việt Nam để cho vay thì mức lãi suất cho vay sẽ cạnh tranh hơn nhiều. Ông chia sẻ như thế nào với lo ngại này?
TS Bùi Quang Tín: - Ở đây chúng ta xem xét hai góc độ: huy động vốn và cho vay của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Ở góc độ huy động vốn, đặc biệt là VND, ngân hàng nước ngoài không cạnh tranh được với ngân hàng Việt Nam bởi họ chỉ tốt hơn ở dịch vụ, còn lãi suất không bằng lãi suất của ngân hàng trong nước.
Ở góc độ cho vay, hiện nay lãi suất cho vay dưới 12 tháng của các ngân hàng trong nước vào khoảng 6-7%, còn cho vay trung, dài hạn ở mức 9-12% tùy theo dự án. Lãi suất cho vay của các ngân hàng nước ngoài tại Việt nam thì thấp hơn so với ngân hàng trong nước chừng 2-3%. Cụ thể, lãi suất cho vay trung bình của ngân hàng nước ngoài trong ngắn hạn chừng 4,5-6%, cho vay trung, dài hạn đối với dự án tốt chừng 7-8%.
Nhưng nói đi thì phải nói lại, ngân hàng nước ngoài sẵn sàng cho vay với lãi suất thấp hơn so với ngân hàng trong nước nhưng bù lại, họ đòi hỏi 3 điều kiện mà dường như khách hàng Việt Nam khó đáp ứng được:
Thứ nhất, về phương án kinh doanh, ngân hàng ngoại đòi hỏi phương án kinh doanh của khách hàng phải rõ ràng, minh bạch, có giấy tờ, sổ sách đàng hoàng. Nhưng theo số liệu của VCCI, trên 95% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà như vậy sổ sách kế toán chỉ mang tính đối phó. Chính vì thế, yêu cầu về phương án kinh doanh của ngân hàng ngoại khiến doanh nghiệp Việt chịu không nổi.
Thứ hai, về tài sản thế chấp, hiện nay ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đòi hỏi phải có sổ hồng, sổ đỏ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Nhưng thực tế, các tài sản, chủ yếu là bất động sản của Việt Nam, nhiều khi người ta đã mua rồi nhưng giấy tờ không sang tên được, chưa kể nhà xây xong rồi lại không thể hoàn công được... như vậy, khách hàng không có đủ giấy tờ để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng ngoại
Thứ ba, về phương án trả nợ, phương án trả nợ của ngân hàng trong nước trên 90% dường như là chế biến lại, nhưng với ngân hàng ngoại thì không có chuyện chế biến. Họ đòi hỏi thu nhập phải hợp pháp, phải qua ngân hàng, có chứng nhận của cơ quan, nếu là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thu nhập đó phải được ghi nhận trên báo cáo kế toán. Nhưng nếu ghi nhận trên báo cáo kế toán thì doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể chịu thuế nổi.
Với 3 điều kiện đó, tăng trưởng tín dụng hay hoạt động cho vay của ngân hàng ngoại dường như chịu không nổi, cho nên trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng ngoại chỉ có 10-15% là thu nhập từ hoạt động tín dụng.
Như vậy, về cơ bản không cần phải quá lo lắng về việc chuyển dịch nguồn vốn trong nước từ ngân hàng nội sang ngân hàng ngoại. Nhưng có một vấn đề Việt Nam cần phải lo là khách hàng FDI tại Việt Nam cũng như các nguồn đầu tư, tài trợ nước ngoài cho dự án tại Việt Nam đi theo hướng: nước nào đầu tư vào Việt Nam thì họ tìm ngân hàng của nước đó để thực hiện giao dịch. Dịch vụ, sản phẩm, đội ngũ nhân sự và mọi vấn đề của ngân hàng trong nước hiện nay còn cách xa nước ngoài.
Do đó, điều Việt Nam cần lo là: những nguồn đầu tư nước ngoài, không chỉ là FDI mà sắp tới có rất nhiều nguồn đầu tư khác đổ vào khi Việt Nam ngày càng gia nhập sâu và rộng vào các FTA, miếng bánh không nở ra, trong khi đối thủ cạnh tranh ngày càng mở rộng. Đối thủ không những gặm miếng bánh cũ của chúng ta mà miếng bánh cũ ngày càng thu hẹp lại. Nếu ngân hàng Việt Nam không chịu cải tiến, vận động, linh hoạt, đặc biệt là xử lý nợ xấu, để nợ xấu ăn vào hẳn lợi nhuận của ngân hàng như hiện nay thì chắc chắn sẽ bị lấn át trên sân nhà.
PV: - Đành rằng về mặt chủ trương chính sách, Việt Nam khuyến khích thu hút đầu tư, nhưng cơ quan quản lý cần có chế tài kiểm soát các ngân hàng ngoại ra sao để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của nó? Bản thân các ngân hàng trong nước cần làm gì để có thể cạnh tranh được với ngân hàng ngoại?
TS Bùi Quang Tín: - Trong TPP có quy định phải đối xử với ngân hàng của các quốc gia thành viên giống như đối xử với ngân hàng trong nước. Việt Nam không thể dùng các quy định vi phạm thỏa thuận tự do thương mại, nhưng nước nào cũng sẽ có những cách thức để tránh điều này. Theo đó, có những cam kết đèn xanh, đèn vàng, đèn đỏ. Các thỏa thuận tự do thương mại đều đưa ra các quy định cấm đối với các quốc gia thành viên khi họ có những hỗ trợ mang tính đèn vàng, đèn đỏ, nhưng với đèn xanh thì cho phép, chính vì vậy chúng ta có thể tận dụng điều này. Ví dụ, chính phủ các nước hỗ trợ thông qua cơ chế tái cấp vốn và lãi suất ưu đãi đối với ngân hàng trong nước mà không vi phạm thỏa thuận tự do thương mại.
Đối với ngân hàng trong nước, như đã nói ở trên, cần phải khẩn trương tái cơ cấu, nâng cấp, cải tiến... mới có thể cạnh tranh được với ngân hàng ngoại.
Tác giả bài viết: Thành Luân