Giáo dục

Gặp cô giáo với bài thơ đang ‘tạo sóng’ trên mạng xã hội về dạy học ‘thời COVID’

Những ngày qua, trên mạng xã hội chuyền tay nhau một bài thơ thu hút sự chú ý của nhiều thế hệ học trò cũng như các vị phụ huynh học sinh.

Cô Ngô Hương, giáo viên trường THCS Lê Lợi đã chia sẻ một bài thơ về 'vị cứu nhân' giúp cô trò trường THCS Lê Lợi, Hưng Yên kết thúc sớm "năm học Covid" vượt lên mọi khó khăn trong quá trình dạy học.

Ấn tượng đầu tiên chính là nét chữ đẹp rắn rỏi vừa mềm mại điển hình của một giáo viên dạy Văn, những dòng tâm sự lắng đọng về một “thời COVID-19”.

Bài thơ của cô giáo nhận được nhiều lượt chia sẻ và yêu thích của cộng đồng mạng như: "Thơ hay quá cô giáo ơi". "Cô giáo dạy văn có khác". "Cô Hương tuyệt vời lắm lắm".

Với bài thơ “gây sóng” của mình, Facebook cá nhân của cô Ngô Hương được các thế hệ học sinh, và cả phụ huynh tìm kiếm. Thật thú vị khi tìm thấy cô trên không gian mạng, để biết được những câu chuyện thường ngày ấm áp bên học trò, đồng nghiệp.

Không chỉ giỏi về chuyên môn với hơn 20 năm dậy học, cô đã được tặng thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, cô Hương còn có niềm say mê với các phương pháp, công cụ giáo dục trực tuyến mới. Điều đó đã mang lại cho cô giải nhất cuộc thi thiết kế bài giảng E-Learning và danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

Cũng trên trang cá nhân của mình, cô Hương đã viết những dòng trăn trở: “Dù ở thời điểm, thế hệ nào, những ngày tháng ôn thi tốt nghiệp THPT và đại học luôn là quãng đời khó quên. Những tháng ngày ấy, chất chứa bao kỷ niệm, vui buồn, có cả những giọt mồ hôi, nước mắt. Đó là những ngày gắng gượng học thêm một bài văn, một giai đoạn lịch sử, giải thêm một đề toán, dù mắt đã díu cả lại, là những ngày thực sự mệt, chỉ muốn ngủ nhưng vẫn phải cố gắng học bài, làm bài để chạm tay vào ước mơ cánh cổng đại học. Là những ngày vừa lo lắng nhưng cũng đầy háo hức của đám học trò chuẩn bị bước sang tuổi trưởng thành, nuôi mộng được vùng vẫy biển khơi”.

Năm nay, thầy trò trường THCS Lê Lợi, Hưng Yên đã có một phần mềm giáo dục riêng, được thiết kế và tối ưu bởi người Việt, đó là phần mềm mSchool. Học mSchool giúp các em học sinh đăng nhập dễ dàng hơn. Cô Hương không mất hàng giờ đồng hồ như trước kia để có thể điểm danh hết các học sinh vì mSchool được tích hợp ngay tính năng lưu lại thời gian học sinh ra vào lớp. Cô cũng có thể dễ dàng giao bài tập thực hành, bài về nhà, file ôn luyện dễ dàng ngay trên mSchool. Khi có bài kiểm tra, thay vì như trước kia giáo viên phải gửi bài qua email, sử dụng phần mềm này, cô Hương dễ dàng tạo bài kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm ngay trên phần mềm. Ở mỗi bài kiểm tra cô cũng có thể dễ dàng đặt thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, số lần được phép làm.

Thời gian học một phiên không bị giới hạn 40 phút như trước kia, cũng không còn hiện tượng hình ảnh bị giật, học sinh bị thoát ra khỏi phòng học liên tục. Cô Hương có thể dễ dàng tạo các phòng học nhỏ để giúp các học sinh học nhóm dễ dàng trong một tiết học. Trong quá trình giảng dạy trực tuyến nếu có bất cứ vấn đề gì luôn có đội kỹ thuật của MobiFone trực để hỗ trợ cô và trò. Chính nhờ những điểm ưu việt như thế, nên cô và trò trường THCS Lê Lợi đã nhẹ nhàng khép lại năm học Covid một cách hiệu quả.

Một buổi dạy và học của cô Hương và học trò với mSchool trên nền tảng mobiEdu.

Được biết, mSchool thuộc nền tảng giáo dục trực tuyến - mobiEdu Platform – do MobiFone phát triển. MobiEdu bao gồm Cổng khóa học trực tuyến video mSkill, giải pháp xây dựng trường học trực tuyến mSchool Cloud, các Giải pháp quản lý cho nhà trường, Công cụ ôn luyện và thi thử cho học sinh Cổng kết nối mAPI dành cho các nhà cung cấp sản phẩm giáo dục số trên thị trường.

Kỳ tốt nghiệp THPT quốc gia sắp tới, mobiEdu mang tới cổng thi thử https://thithu.mobiedu.vn cung cấp một lộ trình đầy đủ để đồng hành cùng thí sinh bước vào cánh cổng đại học. Tại đây, thí sinh sẽ làm đề các năm trước và được gợi ý ngành, trường có thể đỗ dựa trên điểm chuẩn của 220 trường đại học, học viện trên cả nước; được ôn luyện theo cơ chế adaptive learning – tức “hổng kiến thức chỗ nào, hệ thống bổ khuyết chỗ đó”, được vào “phòng thi ảo” để trải nghiệm áp lực thi thật với bộ đề được thẩm định bởi Viện Quản lý Giáo dục Việt Nam.

Cô Ngô Hương trong một giờ giảng dạy Địa lý trên truyền hình.

Thân thiết và gần gũi qua các giờ giảng dạy đầy tâm huyết, cô Hương luôn được các thế hệ học trò yêu mến.

Tâm sự về mình, cô cho biết: “20 năm dạy học chưa bao giờ cô lại thấy thương học trò như vậy. Cả thầy cô, cha mẹ học sinh đều lo lắng nhưng nhờ có MobiFone đồng hành hỗ trợ nên kết quả thật tuyệt vời. Dịch COVID-19 đối với ngành Giáo dục nói riêng sẽ là một thách thức, nhưng với cô cũng là cơ hội để ngành giáo dục chuyển đổi số, và với những giáo viên như cô, đó là cơ hội được học hỏi thêm những kỹ năng mới, để thích nghi với hoàn cảnh, thích ứng công nghệ mới. Nếu làm tốt chúng ta sẽ có một thế hệ công dân mới thành thạo CNTT - công dân toàn cầu”.

Tác giả: QUỲNH CHI

Nguồn tin: Báo VTC

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP