Các thị trường được người lao động chọn đi làm việc gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và tập trung ở các ngành nghề: thuyền viên tàu cá, sản xuất chế tạo trong ngành công nghiệp, làm công việc thuộc lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trung tâm dưỡng lão và hộ gia đình.
Ngư dân bốn tỉnh miền Trung được tạo điều kiện đi xuất khẩu lao động bằng nghề đánh cá. |
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, bổ sung nguồn vốn cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm cho 4 tỉnh, đồng thời chỉ đạo các Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH tại 4 tỉnh tăng cường tần suất các phiên giao dịch việc làm. Đặc biệt đã tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các cụm huyện, cụm xã ven biển, những địa phương bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.
Ngoài ra, cung cấp các thông tin về chỗ việc làm trống, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, kết nối với các Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh bạn để tạo cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm, tham gia các khóa chuyển đổi nghề nghiệp.
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB& ước tính sơ bộ có khoảng 263.000 lao động đang bị ảnh hưởng bởi sự cố Formosa gây ra. Trong đó, 100.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp, 163.000 lao động bị ảnh hưởng gián tiếp.
Liên quan đến sự cố môi trường biển, ngày 8-6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết vừa ban hành quyết định hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá cho ngư dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung.
Theo đó, đối tượng được hỗ trợ đóng mới tàu cá gồm các tổ chức, cá nhân là chủ tàu cá không lắp máy hoặc lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 90CV đang hoạt động khai thác hải sản, có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được UBND Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quản Trị và Thừa Thiên-Huế phê duyệt.
Tác giả: VIẾT LONG
Nguồn tin: Báo Pháp luật TPHCM