Kinh tế

Đề xuất giảm bậc thuế thu nhập cá nhân từ 7 xuống 5, mức cao nhất là bao nhiêu?

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện sồ sơ dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) để lấy ý kiến các bên liên quan.

Thay đổi đáng chú ý tại dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) là liên quan đến cơ cấu biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế)

Theo quy định hiện hành, biểu thuế lũy tiến từng phần hiện có 7 bậc, khởi điểm ở bậc 1 với mức thuế suất 5% đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công; bậc cao nhất là 35%.

Ở lần sửa đổi này, Bộ Tài chính đã nghiên cứu và đưa ra 2 phương án, giảm số bậc của biểu thuế lũy tiến từng phần từ 7 bậc xuống còn 5. Khi giảm số bậc, mức thuế suất có sự thay đổi giữa các bậc, song mức thấp nhất vẫn là 5% và giữ nguyên mức cao nhất là 35%. Hai phương án như sau:

Phương án 1:

Phương án 2:

Quy định hiện hành (Khoản 2, Điều 22, Luật Thuế thu nhập cá nhân):

Theo Bộ Tài chính, việc áp dụng thu thuế thu nhập cá nhân theo các mức thuế suất lũy tiến từng phần là chính sách được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo đó, hầu hết các nước đều áp dụng biểu thuế lũy tiến có nhiều bậc khác nhau để áp dụng thu thuế theo các mức khác nhau đối với các nhóm người nộp thuế có mức thu nhập khác nhau, nhằm đảm bảo tính công bằng theo chiều dọc của chính sách thuế (số thuế phải trả tăng theo sự gia tăng thu nhập).

Tuy cách thức và phương thức thiết kế biểu thuế các nước cũng khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm thiết kế chính sách thuế thu nhập cá nhân của mỗi nước. Xu hướng chung được một số quốc gia thực hiện gần đây là thực hiện đơn giản hóa của biểu thuế thông qua việc giảm số bậc trong biểu thuế.

Về mức thuế suất, Bộ Tài chính cho biết mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất ở một số quốc gia được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Trong năm 2024, Phần Lan tăng mức thuế suất cao nhất từ 57% lên 57,3%, Lithuania tăng từ 20% lên 32%, Mauritius tăng từ 15% lên 20%.

Một số nước châu Á áp dụng mức thuế cao nhất là 45% (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), mức 30% (Malaysia) và 35% (Philippines, Indonesia). Một số quốc gia áp dụng mức thuế thấp nhất là 0% (Malaysia, Algeria, Ấn Độ).

Cơ quan soạn thảo nêu rõ việc thu hẹp số bậc thuế như các phương án nêu trên sẽ đơn giản trong quản lý, thu thuế, tạo thuận lợi cho kê khai và xu hướng cải cách thuế trên thế giới. Thực hiện theo 2 phương án đều đáp ứng được mục tiêu giảm bậc, điều chỉnh thu nhập tính thuế ở từng bậc.

Tác giả: Minh Chiến

Nguồn tin: Báo Người Lao động

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP