Sau mười năm xuống Sài Gòn lập nghiệp với cái tên Thảo Tây, Nguyễn Văn Thảo hiện không chỉ nắm trong tay hệ thống 5 chi nhánh salon tóc lớn khắp cả nước, 2 viện tóc mà còn được giới showbiz biết tiếng.
Quê gốc Hà Tĩnh, theo gia đình vào Đăc Lăk làm kinh tế mới khi còn nhỏ, Nguyễn Văn Thảo đã sớm bỏ học từ lớp 5. Ngày phụ cha mẹ lên nương rẫy, lúc thì đi phát cỏ mướn, cạo mủ cao su, tối về Thảo lại tụ tập cùng đám trai làng nhậu nhẹt, đua xe, hậu quả là cậu phải nhận một án tù treo. Bị xóm giềng chê cười, nhưng điều làm Thảo day dứt nhất là cha mẹ mang tiếng với dòng họ. Chàng thanh niên nhận ra mình phải làm gì đó để báo đáp cho người thân.
Mùa hè năm 2007, với 80.000 đồng để đi xe, Thảo tằn tiện không dùng mà đi nhờ một tài xế tốt bụng chở hàng về TP HCM, với ước muốn tìm việc kiếm tiền giúp gia đình. Khi đó, Sài Gòn là khái niệm còn xa lạ với chàng trai nghèo. Thảo làm đủ nghề để mưu sinh và nhận ra mình học thức kém, không trình độ, cứ làm thuê như thế này làm sao có tương lai sáng sủa, nên phải kiếm một nghề gì đó. Trong suy nghĩ của chàng trai 20 tuổi lúc đó chợt nghĩ đến nghề cắt tóc.
Thảo Tây hướng dẫn nhân viên làm tóc cho khách hàng. Ảnh: QĐ
Thông qua một người quen, Thảo được nhận vào học nghề trong con hẻm sâu đường Cách Mạng Tháng Tám. Trong căn phòng ẩm thấp hơn 30m2, với chỉ vài cái ghế, Thảo bắt đầu thực hiện ước mơ. “Vì không có tiền thuê nhà, tôi xin chủ ở lại trông nom tiệm, và ngủ trên cái ghế dài 1,2m, đồng thời kiêm thêm nhiệm vụ trông giữ xe cho mấy cậu sinh viên trọ trên gác”, Thảo nhớ lại.
Có tư chất thông minh cộng với ý chí cao, sau 6 tháng, Thảo ra nghề, xin vào một tiệm tóc gần đó với mức lương 600.000 đồng một tháng. Vẫn miết mài vừa làm vừa học, chàng trai trẻ được thầy giáo tận tình chỉ bảo nên không lâu tay nghề được nâng cao. Cũng trong thời gian đó, Thảo còn phải gồng mình nuôi người em xuống thành phố học, nên cứ từ 7h tối, Thảo lại ra khu phố Tây làm phục vụ đến 6h sáng. Một ngày, chàng trai chỉ ngủ được 3 tiếng, vì bắt đầu 9h sáng là lại phải ra tiệm.
Ngành tóc thế giới lúc ấy đang ở thời kỳ phát triển mạnh, nhưng tại Việt Nam thì vẫn giậm chân tại chỗ, điều ấy đã thôi thúc Thảo những kế hoạch lớn. Gom góp bạn bè được hơn 1.000 USD, Thảo quyết định qua Singapore học nghề vỏn vẹn trong một tuần. Nhớ lại khoảng thời gian ấy, anh vẫn thấy mình liều: “Tiền ăn còn chưa đủ, nhưng bản thân muốn có sự đột phá trong nghề nghiệp, nên phải đi. Qua đất nước họ, nhìn lại thấy mình như người trong rừng vậy, cái gì cũng tụt hậu”. Đó cũng là thời gian Thảo nghiên cứu một loại dây buộc rất độc đáo ở nước bạn, sau này đem về nước phát triển thành công nghề nối tóc nổi tiếng với tên gọi fiber glass.
Một tuần học tuy ngắn nhưng được coi là rất quý giá. Trở về nước, Thảo tiến hành đăng ký quảng cáo trên mạng để bắt đầu ra làm riêng. Điều băn khoăn lúc đó là việc đặt cho mình cái tên riêng để làm thương hiệu: "Người ta Thảo này, Thảo nọ, nhưng tôi thấy sao chung chung quá. Hơn nữa, lúc đó tôi có ước muốn ngành tóc của mình bay xa, thế giới biết đến. Mà ngành làm đẹp cứ nghe đến phương Tây là mọi người thích, chợt nhớ mình ở Tây Nguyên, có một sự trùng hợp, vậy là tôi quyết định lấy thương hiệu Thảo Tây”, Thảo hào hứng kể.
Sau những năm học nghề cắt tóc, tạo mẫu tóc, Thảo thấy không có gì tạo ra đột biến, và cũng ít ai làm giàu được tại Việt Nam bằng nghề này. Nhận thấy thị trường nối tóc còn nhiều tiềm năng, ít người làm, mà chi phí nối tóc lại quá cao, giá mỗi lần lúc đó khoảng từ 10 triệu đồng trở lên, trong khi với kỹ thuật của mình, Thảo chỉ lấy giá 5-6 triệu đồng. Hơn nữa, để trở thành một người tạo mẫu tóc đẹp phải mất 3-4 năm, tìm nhân sự rất khó, trong khi nối tóc chỉ cần đào tạo khoảng 15 ngày là biết làm. Thảo quyết tìm cho mình hướng đi riêng.
Năm 2012, bắt tay khởi nghiệp, Thảo bán chiếc xe máy được 5 triệu đồng, cùng với một ít vốn, thuê một gian phòng nhỏ trong con hẻm đường Trần Văn Đang, mượn người bạn một chiếc ghế rồi bọc lại hết 150.000 đồng, thêm chiếc gương cũng hết 150.000 đồng. Lòng yêu nghề cùng sự nhiệt tình của chàng trai trẻ đã làm những khách hàng khó tính nhất cũng vừa lòng bởi dịch vụ bảo hành trọn gói khi nối tóc nơi này.
“Lúc đầu cũng có nhiều khách phàn nàn, vì mình áp dụng công nghệ cải biến từ sợi fiber glass bên Singapore nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót. Có lúc nối tóc phải vuốt mãi, khách họ bực. Vậy là tôi tập trung suy nghĩ và sáng tạo ra cách nối tóc như bây giờ. Nối tóc chì thì quá nặng, keo thì quá đau, cách của tôi giúp nếu cần tháo rất dễ, chỉ cắt chỉ là tháo ngay", Thảo nhớ lại.
Tiếng lành đồn xa, khách ngày càng đông, nhưng vì đặt tiệm trong hẻm nhỏ, xe hơi không vào được, cộng thêm đó là vấn đề nhân sự. Thảo tìm đến các trung tâm, nhận dạy miễn phí, bao ăn bao ở, nhưng hầu như không ai quan tâm. Bí quá, lúc đó Thảo mới điện về quê tìm một số bạn cũ đang không có việc, vừa dạy vừa cho tiền…, dần dần nhân sự đã được ổn định, và sau này hầu hết đều là nhân sự chủ chốt của công ty.
Sáu tháng kể từ lúc mở tiệm đã mang đến kết quả kinh doanh rất khả quan, cộng với việc nhìn thấy thị trường bán hàng qua mạng rất tiềm năng, Thảo Tây quyết định tự nghiên cứu làm marketing, lên kế hoạch và chiến lược quảng cáo phủ một số trang mạng lúc bấy giờ.
Có một khoản tiền trong tay, tháng 9/2012, Thảo tiến thêm một bước đi táo bạo khi quyết định mở một salon ngay mặt tiền đường lớn ở Q.1. "Chỉ riêng tiền thuê mặt bằng lúc đó đã rất lớn. Ai cũng bảo tôi bị khùng, nhưng kết quả doanh thu cuối năm khiến ngay cả tôi cũng không tưởng”, Thảo chia sẻ.
Không dừng lại, tháng 8/2013, Thảo Tây dồn sức tiến quân ra Bắc bằng việc mở một salon tóc đẹp bậc nhất tại Hà Nội. Thảo cho biết, đây là thị trường khó tính, "cứ 100 doanh nghiệp ra Hà Nội đầu tư thì có hơn 90 doanh nghiệp bị phá sản".
"Nhưng kết quả là kinh doanh một năm tại Hà Nội bằng 5 năm ở Sài Gòn, đó là giá trị tôi học được từ thị trường ngoài đó, trong đó có cả việc rèn sự kiên trì. Tôi đưa ra ngoài đó 45 nhân viên, sau một thời gian 25 người đòi nghỉ vì nhiều nơi trả lương cao gấp nhiều lần. Khó khăn đó đã trở thành bài học cho tôi khi mở thêm một chi nhánh khác ở Sài Gòn năm 2014 và cần Thơ năm 2015", Thảo nói.
Có một điều khá đặc biệt ở chàng trai học ít này là rất ham đọc và nghiên cứu sách. Thảo tự nhận người thầy vĩ đại của mình chính là những cuốn sách, từ lịch sử, địa lý, đến chính trị…, đặc biệt là sách dạy kỹ năng làm giàu, quản lý,.
"Có hai từ mà tôi thường nói ra, đó là: 'thép đã tôi thế đấy và hoài bão'. Có nhiều hoài bão thì mới có thành công, thành công phải tạo ra giá trị nữa. Vì mình không được học hành đến nơi đến chốn, nên mình phải tạo ra giá trị cho xã hội", Thảo chia sẻ. Chính từ hoài bão đó, nên đầu năm 2016, Thảo Tây đã thực hiện được giấc mơ của mình là mở hai viện tóc lớn ở TP HCM và Hà Nội. Mục đích của viện tóc là tạo ra cơ hội cho người nghèo khi sẵn sàng hỗ trợ từ kinh phí học tập cho đến khi ra nghề, rồi nhận vào làm luôn.
Quê gốc Hà Tĩnh, theo gia đình vào Đăc Lăk làm kinh tế mới khi còn nhỏ, Nguyễn Văn Thảo đã sớm bỏ học từ lớp 5. Ngày phụ cha mẹ lên nương rẫy, lúc thì đi phát cỏ mướn, cạo mủ cao su, tối về Thảo lại tụ tập cùng đám trai làng nhậu nhẹt, đua xe, hậu quả là cậu phải nhận một án tù treo. Bị xóm giềng chê cười, nhưng điều làm Thảo day dứt nhất là cha mẹ mang tiếng với dòng họ. Chàng thanh niên nhận ra mình phải làm gì đó để báo đáp cho người thân.
Mùa hè năm 2007, với 80.000 đồng để đi xe, Thảo tằn tiện không dùng mà đi nhờ một tài xế tốt bụng chở hàng về TP HCM, với ước muốn tìm việc kiếm tiền giúp gia đình. Khi đó, Sài Gòn là khái niệm còn xa lạ với chàng trai nghèo. Thảo làm đủ nghề để mưu sinh và nhận ra mình học thức kém, không trình độ, cứ làm thuê như thế này làm sao có tương lai sáng sủa, nên phải kiếm một nghề gì đó. Trong suy nghĩ của chàng trai 20 tuổi lúc đó chợt nghĩ đến nghề cắt tóc.
Thảo Tây hướng dẫn nhân viên làm tóc cho khách hàng. Ảnh: QĐ
Thông qua một người quen, Thảo được nhận vào học nghề trong con hẻm sâu đường Cách Mạng Tháng Tám. Trong căn phòng ẩm thấp hơn 30m2, với chỉ vài cái ghế, Thảo bắt đầu thực hiện ước mơ. “Vì không có tiền thuê nhà, tôi xin chủ ở lại trông nom tiệm, và ngủ trên cái ghế dài 1,2m, đồng thời kiêm thêm nhiệm vụ trông giữ xe cho mấy cậu sinh viên trọ trên gác”, Thảo nhớ lại.
Có tư chất thông minh cộng với ý chí cao, sau 6 tháng, Thảo ra nghề, xin vào một tiệm tóc gần đó với mức lương 600.000 đồng một tháng. Vẫn miết mài vừa làm vừa học, chàng trai trẻ được thầy giáo tận tình chỉ bảo nên không lâu tay nghề được nâng cao. Cũng trong thời gian đó, Thảo còn phải gồng mình nuôi người em xuống thành phố học, nên cứ từ 7h tối, Thảo lại ra khu phố Tây làm phục vụ đến 6h sáng. Một ngày, chàng trai chỉ ngủ được 3 tiếng, vì bắt đầu 9h sáng là lại phải ra tiệm.
Ngành tóc thế giới lúc ấy đang ở thời kỳ phát triển mạnh, nhưng tại Việt Nam thì vẫn giậm chân tại chỗ, điều ấy đã thôi thúc Thảo những kế hoạch lớn. Gom góp bạn bè được hơn 1.000 USD, Thảo quyết định qua Singapore học nghề vỏn vẹn trong một tuần. Nhớ lại khoảng thời gian ấy, anh vẫn thấy mình liều: “Tiền ăn còn chưa đủ, nhưng bản thân muốn có sự đột phá trong nghề nghiệp, nên phải đi. Qua đất nước họ, nhìn lại thấy mình như người trong rừng vậy, cái gì cũng tụt hậu”. Đó cũng là thời gian Thảo nghiên cứu một loại dây buộc rất độc đáo ở nước bạn, sau này đem về nước phát triển thành công nghề nối tóc nổi tiếng với tên gọi fiber glass.
Một tuần học tuy ngắn nhưng được coi là rất quý giá. Trở về nước, Thảo tiến hành đăng ký quảng cáo trên mạng để bắt đầu ra làm riêng. Điều băn khoăn lúc đó là việc đặt cho mình cái tên riêng để làm thương hiệu: "Người ta Thảo này, Thảo nọ, nhưng tôi thấy sao chung chung quá. Hơn nữa, lúc đó tôi có ước muốn ngành tóc của mình bay xa, thế giới biết đến. Mà ngành làm đẹp cứ nghe đến phương Tây là mọi người thích, chợt nhớ mình ở Tây Nguyên, có một sự trùng hợp, vậy là tôi quyết định lấy thương hiệu Thảo Tây”, Thảo hào hứng kể.
Sau những năm học nghề cắt tóc, tạo mẫu tóc, Thảo thấy không có gì tạo ra đột biến, và cũng ít ai làm giàu được tại Việt Nam bằng nghề này. Nhận thấy thị trường nối tóc còn nhiều tiềm năng, ít người làm, mà chi phí nối tóc lại quá cao, giá mỗi lần lúc đó khoảng từ 10 triệu đồng trở lên, trong khi với kỹ thuật của mình, Thảo chỉ lấy giá 5-6 triệu đồng. Hơn nữa, để trở thành một người tạo mẫu tóc đẹp phải mất 3-4 năm, tìm nhân sự rất khó, trong khi nối tóc chỉ cần đào tạo khoảng 15 ngày là biết làm. Thảo quyết tìm cho mình hướng đi riêng.
Năm 2012, bắt tay khởi nghiệp, Thảo bán chiếc xe máy được 5 triệu đồng, cùng với một ít vốn, thuê một gian phòng nhỏ trong con hẻm đường Trần Văn Đang, mượn người bạn một chiếc ghế rồi bọc lại hết 150.000 đồng, thêm chiếc gương cũng hết 150.000 đồng. Lòng yêu nghề cùng sự nhiệt tình của chàng trai trẻ đã làm những khách hàng khó tính nhất cũng vừa lòng bởi dịch vụ bảo hành trọn gói khi nối tóc nơi này.
“Lúc đầu cũng có nhiều khách phàn nàn, vì mình áp dụng công nghệ cải biến từ sợi fiber glass bên Singapore nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót. Có lúc nối tóc phải vuốt mãi, khách họ bực. Vậy là tôi tập trung suy nghĩ và sáng tạo ra cách nối tóc như bây giờ. Nối tóc chì thì quá nặng, keo thì quá đau, cách của tôi giúp nếu cần tháo rất dễ, chỉ cắt chỉ là tháo ngay", Thảo nhớ lại.
Tiếng lành đồn xa, khách ngày càng đông, nhưng vì đặt tiệm trong hẻm nhỏ, xe hơi không vào được, cộng thêm đó là vấn đề nhân sự. Thảo tìm đến các trung tâm, nhận dạy miễn phí, bao ăn bao ở, nhưng hầu như không ai quan tâm. Bí quá, lúc đó Thảo mới điện về quê tìm một số bạn cũ đang không có việc, vừa dạy vừa cho tiền…, dần dần nhân sự đã được ổn định, và sau này hầu hết đều là nhân sự chủ chốt của công ty.
Sáu tháng kể từ lúc mở tiệm đã mang đến kết quả kinh doanh rất khả quan, cộng với việc nhìn thấy thị trường bán hàng qua mạng rất tiềm năng, Thảo Tây quyết định tự nghiên cứu làm marketing, lên kế hoạch và chiến lược quảng cáo phủ một số trang mạng lúc bấy giờ.
Có một khoản tiền trong tay, tháng 9/2012, Thảo tiến thêm một bước đi táo bạo khi quyết định mở một salon ngay mặt tiền đường lớn ở Q.1. "Chỉ riêng tiền thuê mặt bằng lúc đó đã rất lớn. Ai cũng bảo tôi bị khùng, nhưng kết quả doanh thu cuối năm khiến ngay cả tôi cũng không tưởng”, Thảo chia sẻ.
Không dừng lại, tháng 8/2013, Thảo Tây dồn sức tiến quân ra Bắc bằng việc mở một salon tóc đẹp bậc nhất tại Hà Nội. Thảo cho biết, đây là thị trường khó tính, "cứ 100 doanh nghiệp ra Hà Nội đầu tư thì có hơn 90 doanh nghiệp bị phá sản".
"Nhưng kết quả là kinh doanh một năm tại Hà Nội bằng 5 năm ở Sài Gòn, đó là giá trị tôi học được từ thị trường ngoài đó, trong đó có cả việc rèn sự kiên trì. Tôi đưa ra ngoài đó 45 nhân viên, sau một thời gian 25 người đòi nghỉ vì nhiều nơi trả lương cao gấp nhiều lần. Khó khăn đó đã trở thành bài học cho tôi khi mở thêm một chi nhánh khác ở Sài Gòn năm 2014 và cần Thơ năm 2015", Thảo nói.
Có một điều khá đặc biệt ở chàng trai học ít này là rất ham đọc và nghiên cứu sách. Thảo tự nhận người thầy vĩ đại của mình chính là những cuốn sách, từ lịch sử, địa lý, đến chính trị…, đặc biệt là sách dạy kỹ năng làm giàu, quản lý,.
"Có hai từ mà tôi thường nói ra, đó là: 'thép đã tôi thế đấy và hoài bão'. Có nhiều hoài bão thì mới có thành công, thành công phải tạo ra giá trị nữa. Vì mình không được học hành đến nơi đến chốn, nên mình phải tạo ra giá trị cho xã hội", Thảo chia sẻ. Chính từ hoài bão đó, nên đầu năm 2016, Thảo Tây đã thực hiện được giấc mơ của mình là mở hai viện tóc lớn ở TP HCM và Hà Nội. Mục đích của viện tóc là tạo ra cơ hội cho người nghèo khi sẵn sàng hỗ trợ từ kinh phí học tập cho đến khi ra nghề, rồi nhận vào làm luôn.
Tác giả bài viết: Mai Hoa