Cuộc sống

Chuyên gia chia sẻ bài thuốc hạ sốt cho trẻ em bằng cây nhà lá vườn

Những bài thuốc từ cây nhà lá vườn có thể giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn thay vì dùng thuốc.


sotcao
Bài thuốc chữa sốt hiệu quả

Sốt là một phản ứng tự vệ

Việc duy trì sốt ở mức cho phép (sốt vừa, thời gian không quá dài) chính là giúp cơ thể huy động sức phòng ngự để chiến thắng các tác nhân gây bệnh, sau đó cơn sốt sẽ tự lui đi.

Nhưng sốt cao từ 40 độ C trở lên và kéo dài có thể dẫn tới những hậu quả rất tai hại như sốt cao co giật, tổn thương não dẫn tới động kinh, mất điện giải, suy tim, suy thận…

Trẻ em, sức đề kháng còn mạnh nhưng chưa đầy đủ, bị sốt, đây là điều thường gặp. Nguyên nhân phổ biến nhất là tình trạng cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút, cảm do thời tiết...

Sốt là sự tăng cao thân nhiệt quá mức bình thường (37 độ C) làm cơ thể mệt mỏi, uể oải, kém ăn… rối loạn các chức năng sinh lý. Khi sốt, nhịp tim tăng, thở mạnh cả về cường độ và tần số, cơ thể mất nước, điện giải nên trẻ đái ít, nước đái đỏ, đặc và khai…có thể dẫn tới suy tim, suy thận, hôn mê, co giật và tử vong.
Vì thế, cần cho trẻ em uống nhiều nước, tốt nhất là oresol, nghỉ nơi thoáng mát, cởi bớt quần áo… để giảm sốt cao rồi đưa trẻ đi khám ngay, xác định nguyên nhân gây sốt và điều trị theo nguyên nhân. Phản ứng vội vã cho dùng thuốc hạ sốt, sẽ làm che lấp triệu chứng khiến việc tìm nguyên nhân khó khăn hơn.

Phản ứng hợp lý nhất là cha mẹ cần phải có thái độ bình tĩnh, cho ngậm nhiệt kế, ghi lại theo dõi, thấy sốt trên 40 độ thì chườm nước đá hoặc nước lạnh nơi động mạch đi qua như cổ, nách, bẹn và trán, lau mát thường xuyên. Nếu cơn sốt không giảm mới tiếp đến bước xử lý dùng thuốc, đưa tới các cơ sở y tế để khám, chữa.

Sai lầm lớn nhất là tự cho trẻ uống kháng sinh. Bên cạnh đó, các bà mẹ cần biết có những kinh nghiệm dân gian rất hiệu quả mà lại đơn giản. Ở bất kỳ nơi nào, thành thị hay nông thôn cũng có thể tìm được các loại cây, lá quen thuộc để giảm sốt cho trẻ em một cách dễ dàng, an toàn và tiện dụng, kể cả khi trẻ bị sốt cao, có nguy cơ co giật, hôn mê. Trong tình huống này, việc làm giảm sốt cho trẻ cần đặt ra tức thì để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Bài thuốc tuyệt vời

Sau đây là một vài bài thuốc nam mà bản thân tôi cùng nhiều người thân trong gia đình thường áp dụng để cắt sốt cho con, cháu nhiều năm nay, xin chia sẻ để các bà mẹ có thể áp dụng, tùy theo điều kiện cụ thể mà làm:

Lá chanh (Citrus lemon var) và lá tía tô mỗi thứ một nắm to. Tất cả đem rửa sạch vảy ráo nước rồi giã nát (bằng cối chày, bằng xay nghiền…) sau đó đổ vào một ít nước ấm rồi đảo đều.

Vét tất cả lá đã giã nát vào một tấm khăn xô hoặc mùi xoa sạch, túm lại, vắt lấy nước cốt cho uống. Phần bã còn lại thì xoa vào người từ đầu, mặt xuống tới ngực, lưng, bụng, tay chân. Xoa tới đâu cảm giác mát trở lại tới đó, chỉ sau mươi phút cơn sốt có thể hết. Bài thuốc này rất hiệu quả để cắt những cơn sốt cao 39,5 - 40 độ C.
Cũng có thể dùng chanh quả tươi để hạ sốt (nếu có) bằng cách cắt chanh thành từng lát mỏng. Dùng những lát chanh này xoa vào trán, mặt, dọc sống lưng, nách, bẹn và mặt trong khuỷu tay, khuỷu chân.

Ở những vùng hoặc gia đình có chuối tiêu thì chặt lấy một đoạn thân chuối rồi đốt trên ngọn lửa cho chín thấu khúc giữa. Sau đó, dùng hai tay nắm hai đầu đoạn thân chuối còn lại mà vắt lấy độ lưng bát con nước từ thân chuối chảy ra. Đem nước ấy cho bệnh nhi uống, có tác dụng hạ sốt và không bao giờ dẫn tới hôn mê, co giật. Lắp lại việc cho uống nước thân chuối trong ngày. Nếu chưa dứt sốt thì cho uống liên tục trong 2 ngày là trẻ có thể hết sốt hoàn toàn.

Dùng rau diếp cá, một nắm to, rửa sạch, giã nát nhuyễn, đổ vào một bát nước vo gạo đặc. Tất cả đem đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút, sau đó chắt lấy nước để nguội dùng cho trẻ uống dần, lượng tùy thích, uống trong 2 -3 ngày có thể khỏi sốt hoàn toàn, có thể thêm chút đường cho ngọt, nếu trẻ thích.

Để tăng hiệu quả chữa sốt có thể dùng bã rau diếp cá sống giã nát đắp vào trán, cho vào bao rồi kẹp vào nách trẻ. Làm thế này chỉ một lần trẻ đã đỡ sốt 80 -90%, làm lặp lại lần nữa có thể khỏi hoàn toàn.

Luôn nhớ cặp nhiệt độ, ghi chép, phát hiện các triệu chứng mới như co giật, nôn vọt, tiêu chảy, loét miệng họng và các triệu chứng khác để bác sỹ định hướng khám chưa kịp thời.

Tác giả bài viết: PGS Hoàng Toàn Thắng - Viện trưởng Viện Y học Bản địa

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP