Do vậy, dự án đầu tư xây dựng cầu Cần Thơ 2 là mảnh ghép cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (kết nối tuyến cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ và tuyến cao tốc Cần Thơ-Cà Mau), là tuyến đường bộ cao tốc đảm nhiệm là hệ thống trục xương sống của quốc gia, đảm bảo vận tải hàng hóa, hành khách khối lượng lớn, liên tục với tốc độ cao. Tuyến cao tốc đảm bảo sự kết nối thuận lợi với các cảng biển chính, các khu đô thị lớn, khu công nghiệp, cảng cạn, logistic … khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Mô phỏng cầu Cần Thơ 2. Ảnh: Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận |
Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đơn vị đề xuất 2 phương án xây dựng cầu Cần Thơ 2: Phương án 1, cầu dài hơn 1km, trong đó chiều dài nhịp cầu chính là 0,55km; đường sắt đi riêng với đường bộ; tổng chi phí đầu tư gần 19.800 tỷ đồng. Phương án 2, cầu dài hơn 1,1km, trong đó chiều dài nhịp cầu chính là 0,55km, đường bộ đi chung đường sắt (ở bên trên); tổng dự toán khoảng 27.500 tỷ đồng.
Dự kiến Cầu Thơ 2 khởi công vào năm 2026. Ảnh: Ban Quản lý Mỹ Thuận |
Phạm vi nghiên cứu cầu Cần Thơ 2, dự án có điểm đầu kết nối với nút giao Chà Và (cuối dự án cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ phía tỉnh Vĩnh Long), điểm cuối kết nối với nút giao IC2 (giao với đường nối QL91-Nam Sông Hậu) là điểm đầu dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau. Tổng chiều dài dự án khoảng 14,65km, trong đó: Phần đường dẫn vào cầu phía Vĩnh Long dài 8,38km (thuộc địa bàn xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh); phần cầu chính và nhịp dẫn dài 2,75km; phần đường dẫn và cầu phía Cần Thơ dài 3,52km (thuộc địa bàn phường Phú Thứ, quận Cái Răng).
Phần cầu lớn: Xây dựng cầu Cần Thơ 2 vượt luồng chính sông Hậu (khổ thông thuyền tổng bề rộng B=300m, trong đó luồng chính BxH=160x39m và luồng hai bên cao H=30m), bề rộng mặt cầu đáp ứng quy mô hoàn chỉnh 4 làn xe cơ giới theo TCVN 5729:2012, dự kiến nhịp chính bằng kết cấu cầu dây văng, sử dụng riêng cho đường bộ cao tốc.
Thời gian thực hiện dự án, dự kiến khởi công năm 2026 và hoàn thành năm 2029.
Tác giả: CHÂU SA
Nguồn tin: qdnd.vn