Tin địa phương

Cần Thơ xử phạt gần 400 triệu đồng các cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Từ ngày 15/4-15/5, toàn TP. Cần Thơ sẽ triển khai đa dạng các hoạt động trong 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm' năm 2024, với chủ đề 'Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới'.

Báo cáo tổng kết công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong năm 2023, trên địa bàn Cần Thơ có gần 6.800 cơ sở được thanh tra, hậu kiểm, trong đó 95% cơ sở đạt chuẩn và 45 cơ sở bị xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, tổng tiền xử phạt gần 400 triệu đồng.

Năm 2023, trên địa bàn Cần Thơ có gần 6.800 cơ sở được thanh tra, hậu kiểm, trong đó 95% cơ sở đạt chuẩn và 45 cơ sở bị xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, tổng tiền xử phạt gần 400 triệu đồng.

Mục tiêu chung của “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác an toàn thực phẩm. Kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ ngộ độc thực phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở đó, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đề nghị sở, ban ngành thành phố, UBND quận/huyện tăng cường truyền thông theo hướng phù hợp với từng đối tượng, nội dung dễ hiểu, hình thức đa dạng. Đơn vị quản lý chuyên ngành an toàn thực phẩm tăng cường công tác phòng ngừa ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, công khai việc xử lý để người tiêu dùng biết không sử dụng các sản phẩm không an toàn nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong sản xuất, kinh doanh theo quy định.

"Tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến thực phẩm thực hiện nghiêm quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; Đảm bảo công tác chủ động giám sát phòng chống ngộ độc thực phẩm; Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, các sự kiện tập trung đông người, nơi công cộng, mua bán đường phố cũng phải đảm bảo vệ sinh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tránh những thủ tục rườm rà cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm", ông Trần Việt Trường nói.

Trong năm 2023 không có vụ ngộ độc thực phẩm lớn xảy ra trên địa bàn Cần Thơ, với vai trò đầu mối, ông Hoàng Quốc Cường, Giám đốc Sở Y tế TP. Cần Thơ yêu cầu các đơn vị phải thường xuyên hậu kiểm về vệ sinh an toàn thực phẩm sau khi cấp phép hoạt động. Đơn cử như các máy lọc nước đang được vận hành tại hệ thống các trường học, đảm bảo chất lượng nước đáp ứng tiêu chuẩn, tránh ngộ độc cho các em học sinh. Ngoài ra, tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản, thủy sản thực phẩm… cũng cần được tái kiểm tra, giám sát thường xuyên. Định kỳ tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành, đặc biệt là trong các đợt cao điểm: Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu, các dịp Lễ hội và các dịp khác trong năm.

Tác giả: Hồng Phương

Nguồn tin: Báo VOV

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP