Bạn cần biết

Cả nhà miễn dịch tốt, thoát cảm cúm nhờ lợi khuẩn

Khoảng 70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột, vì vậy cách tốt nhất giúp ngăn ngừa cúm và tăng cường đề kháng là chăm sóc đường ruột khỏe mạnh.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), hiện nay, một trong các bệnh lý theo mùa phổ biến và nhiều người bị nhiễm nhất là cúm. Thời tiết chuyển lạnh khiến nhiệt độ môi trường lẫn độ ẩm không khí thay đổi, là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển. Tại Việt Nam, bệnh cảm cúm thường xảy ra phổ biến từ tháng 7 đến tháng 12. Các thống kê cho thấy có khoảng 5-50% người lớn có thể mắc cúm, và tỷ lệ này cao hơn hẳn ở trẻ em.

Các bệnh cúm mùa liên quan đến cúm B, C chỉ lướt qua nhẹ nhàng, không gây ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên, gần đây số lượng bệnh do cúm A gây ra đang có xu hướng tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch và sức đề kháng mỗi người. Với những đối tượng có hệ miễn dịch kém, cúm A sẽ gây bệnh nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 dẫn đến viêm đường hô hấp trên, còn nhiễm cúm A/H5N1 có thể gây viêm phổi cấp.

Thời tiết chuyển lạnh, khi con vui chơi ngoài trời có thể dễ bị mắc cúm.

Vì sao virus cúm dễ tấn công trẻ em hơn người lớn?

Bác sĩ Thu Hậu lý giải virus cúm dễ tấn công trẻ em hơn người lớn vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng còn yếu. Nếu cha mẹ không chữa trị và phòng tránh kịp thời có thể dẫn đến những bệnh lý viêm đường hô hấp nặng hơn như: viêm phế quản, viêm họng, thanh quản, viêm phổi... hoặc viêm nhiễm ngoài hô hấp như: viêm tai giữa, viêm cơ tim... Thậm chí có thể gây tử vong nếu trẻ bị bệnh lý mãn tính làm suy giảm sức đề kháng.

Bác sĩ cũng lưu ý cha mẹ nên phân biệt rõ nhiễm lạnh và cảm cúm. Nhiễm lạnh đôi khi khi do bệnh nhân bị rối loạn chức năng cơ thể, do thời tiết hoặc một tác nhân nào khác. Còn cúm do virus cúm tấn công cơ thể và đa số dễ nhận biết nhờ các biểu hiện rõ ràng ở trẻ như sốt nặng tới nhẹ, kèm triệu chứng đường hô hấp. Nếu sốt nặng sẽ lạnh run và gây đau nhức, đau cơ. "Người ta hay nói cúm gây đau, từ đầu đến chân, đụng chỗ nào cũng đau. Có bé than đau đầu, đau lưng, trẻ thì nói đau chân hay các bộ phận khác...", bác sĩ giải thích. Ngoài ra, cúm cũng biểu hiện rõ ở hệ hô hấp như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy mũi... Lúc đầu chỉ chảy mũi trong, nhưng sẽ từ từ bội nhiễm rồi qua viêm, đục. Tiếp đó gây ho, rát họng, mệt mỏi khiến trẻ ăn uống không ngon.

Làm gì khi trẻ mắc bệnh cảm cúm?

Khi con mắc cúm, cha mẹ nên tìm cách chữa trị kịp thời, chủ yếu giúp tăng khả năng tự chống chọi cho cơ thể và điều trị triệu chứng. Thuốc diệt virus chỉ được chỉ định ở những trường hợp nặng và có yếu tố nguy cơ, do bác sĩ chỉ định chứ không nên tự ý mua và sử dụng.

Trước đó, phụ huynh cũng nên lên kế hoạch phòng bệnh khi mùa lạnh tới. Theo bác sĩ, hệ miễn dịch giống vòng tay che chở, giúp cả nhà luôn khỏe mạnh và tránh các bệnh viêm nhiễm, điển hình là cảm cúm. Bác sĩ cho biết khoảng 70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột. Vì vậy một trong những phương cách tốt nhất giúp ngăn ngừa cúm và tăng cường đề kháng là chăm sóc đường ruột khỏe.

Cách tăng cường sức đề kháng tự nhiên

Để tăng cường sức đề kháng tự nhiên để bé và cả nhà phòng cúm, ngoài việc ngủ, nghỉ, tập thể dục điều độ, bác sĩ khuyên mẹ nên chú trọng chế độ ăn của gia đình, gồm thực phẩm cơ bản với các nhóm thức ăn cần thiết như: tinh bột, chất đạm, chất béo với đủ lượng chất béo không no, vitamin và khoáng chất...

Nên bổ sung chất béo không no trong thức ăn từ cá, dầu cá, dầu ô liu hoặc dầu thực vật (dầu nành, hướng dương, dầu hạt cải...). Nhóm vitamin và khoáng chất quan trọng không kém, trong đó có rau củ. Nhóm sữa và chế phẩm sữa cũng rất cần thiết, cung cấp đủ canxi để phòng chống loãng xương. Bổ sung lợi khuẩn (probiotics) cũng là cách hiệu quả và dễ dàng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhằm đẩy lùi nguy cơ cảm cúm tấn công trẻ.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất có thể giúp bé tăng cường sức đề kháng tự nhiên.

Năm 2011, Tập đoàn men sống châu Âu - Chr. Hansen khởi xướng nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả miễn dịch của probiotics ở người lớn, thử nghiệm trên 1.100 đối tượng ở Đan Mạch và Đức... với mục đích tìm hiểu tác động của chủng Chr. Hansen L.Casei 431 trong việc phòng ngừa cảm cúm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung lợi khuẩn L.Casei 431 hàng ngày giúp rút ngắn thời gian bị cảm cúm. Theo đó, số ngày bệnh giảm từ 8,1 ngày (đối với nhóm dùng giả dược) xuống còn 4,8 ngày (nhóm bổ sung lợi khuẩn L.Casei 431); giảm sử dụng thuốc kháng sinh từ 38 lần xuống còn 22 lần; giảm các biện pháp chăm sóc sức khỏe tới 22% so với nhóm dùng giả dược là 28%.

Hiện nay, tại Việt Nam, chủng men L.Casei 431 đang được sử dụng trong dòng sản phẩm sữa chua uống men sống Vinamilk Probi. Năm 2016, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam (thuộc Bộ Y tế) đã chứng minh lâm sàng sữa chua uống bổ sung 20 tỷ lợi khuẩn L. Casei 431 trong 100 ml, giúp tăng cường đề kháng và hạn chế cảm cúm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ mắc cúm A và B ở nhóm dùng Probi thấp hơn nhóm không dùng (14,7% so với 22,4%), cha mẹ nên bổ sung Probi vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày giúp tăng đề kháng cho cả nhà. Tổng hội Y học Việt Nam cũng khuyên dùng hai chai mỗi ngày để bảo vệ bé và gia đình khỏi cảm cúm.

Nghiên cứu tỷ lệ trẻ mắc cúm A và B.

Tác giả: Thi Quân

Nguồn tin: Báo VnExpress

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP