Đem quá nhiều đồ: Nhiều người, đặc biệt là những cô gái, coi chuyến đi du lịch nước ngoài là cơ hội để có 1.001 bức ảnh với đủ trang phục ấn tượng nhất. Tuy nhiên, việc đem quá nhiều quần áo sẽ khiến bạn chật vật trong vấn đề di chuyển, thậm chí còn phải trả thêm một khoản phí đắt đỏ tiền quá cân hành lý. Do đó, cách tốt nhất là bạn chuẩn bị hành lý như bình thường, sau đó bỏ lại nửa số quần áo định đem theo. Bạn luôn có thể dùng dịch vụ giặt là trên đường đi. Ảnh: Travel Fashion Girl. |
Không căn đủ thời gian bay nối chuyến: Các chuyến bay thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nếu một chuyến bị hoãn, bạn sẽ phải vội vàng chạy qua một sân bay xa lạ ở quốc gia không đồng ngôn ngữ, và rất có thể sẽ không kịp lên chuyến bay kế tiếp. Tất nhiên, ai cũng muốn tiết kiệm thời gian di chuyển để tận hưởng thêm các trải nghiệm du lịch, nhưng tốt nhất bạn nên chừa thêm khoảng 2-3 tiếng giữa các chuyến bay để dự phòng. Ảnh: Lonely Planet. |
Đổi thiếu tiền địa phương: Nhiều người có thói quen đổi một nửa tiền địa phương, một nửa USD khi đi du lịch nước ngoài, cho rằng nếu không tiêu hết thì đổi lại USD sẽ đỡ mất giá hơn. Tuy nhiên, không phải chỗ nào bạn cũng có thể dùng USD, nhất là tại các vùng, khu vực xa xôi. Do đó, bạn nên tìm hiểu và tham khảo điểm đến kỹ lưỡng trước để đổi tiền hợp lý, tránh việc tới nơi lại phải tìm chỗ đổi tiền. Ảnh: ICE Canada. |
Dồn quá nhiều hoạt động trong một chuyến đi: Một số người nghĩ rằng đã đi du lịch nước ngoài thì cần thanh thủ trải nghiệm càng nhiều càng tốt, nhưng điều này có thể khiến chuyến đi của bạn trở nên căng thẳng và các hoạt động đều ở trong tình trạng “cho có”, không đọng lại gì nhiều. Thay vào đó, bạn có thể dành thời gian thư giãn, trò chuyện với người địa phương, khám phá một vài điều thú vị cảm thấy phù hợp với bản thân nhất. Ảnh: Reicoop. |
Lơ là đồ có giá trị: Khi mải ngắm nhìn cảnh quan, trải nghiệm những điều hấp dẫn ở điểm đến, du khách thường ít chú ý tới những đồ đạc có giá trị của mình, từ tiền bạc, trang sức, thiết bị điện tử đến hộ chiếu, giấy tờ... Tốt hơn hết, bạn nên để trang sức đắt tiền ở nhà, cất hộ chiếu, giấy tờ ở khách sạn và chọn loại túi chống trộm để cất tiền, điện thoại. Ảnh: Herohour. |
Quên thông báo cho ngân hàng, công ty tín dụng: Các công ty phát hành thẻ tín dụng hay ngân hàng sẽ theo dõi các giao dịch ở nước ngoài để tránh tình trạng lừa đảo và có thể sẽ đóng băng tài khoản của bạn, khiến bạn rơi vào tình huống không thể sử dụng thẻ. Do đó, bạn cần thông báo cho công ty, ngân hàng trước chuyến đi, và tìm hiểu xem họ có tính phí giao dịch ở nước ngoài hay không. Ảnh: Crosswalk. |
Không lên kế hoạch sử dụng điện thoại: Tại một số quốc gia, phí Wi-Fi hay điện thoại tương đối đắt đỏ, và có thể khiến bạn tốn một khoản đáng kể. Các khách sạn có cung cấp dịch vụ Wi-Fi hay Internet, nhưng thường tính tiền theo giờ. Để chủ động, bạn có thể sử dụng gói cước Roam Saver của nhà mạng MobiFone, vừa không phải thay SIM đổi số, vừa được hưởng ưu đãi giá cước và dung lượng truy cập Internet. Với 300.000 đồng, khách hàng sẽ có 10 phút gọi đi, 10 phút nhận cuộc gọi và 20 SMS trong vòng 7 ngày kể từ thời điểm đăng ký. Gói cước này dùng được tại 39 quốc gia và 51 mạng di động trên thế giới. Ảnh: MobiFone. |
Tác giả: Giang Hoàng Linh
Nguồn tin: zing.vn