“Khó mà tin nổi tôi đang ở trong một nhà tù” – James Conway, giám thị đã nghỉ hưu của một nhà tù được canh gác cẩn mật nhất nước Mỹ, sốc khi chứng kiến các điều kiện của nhà tù Halden.
Bên trong một 'xà lim'
“Tôi biết là có rất nhiều chương trình giáo dục và hướng nghiệp khác nhau dành cho các phạm nhân, để giúp họ chuẩn bị cho công việc sau khi ra tù, nhưng tôi phải nói rằng tôi chưa từng nhìn thấy nơi nào như thế này” - James Conway nói.
Một cán bộ quản giáo cho biết, phòng khách là nơi khoảng 10 tù nhân dùng chung. Đây là nơi các tù nhân có thể cùng xem tivi, ăn tối, ăn sáng và giặt giũ.
Phòng tập thể thao trong nhà tù
Na Uy dựa trên ý tưởng về việc ‘hồi phục công lý’, nhằm sửa sang lại những thiệt hại gây nên bởi tội ác, thay vì trừng phạt mọi người.
Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, các thẩm phán tại Na Uy chỉ có thể kết án tù tối đa là 21 năm đối với người phạm tội.
Bức tranh tường trị giá 1 triệu Bảng Anh
Tại Na Uy, chỉ có 20% số phạm nhân trở lại nhà tù. Còn tại Mỹ, 76,6% phạm nhân bị bắt lại trong vòng 5 năm sau khi mãn hạn trước đó.
Trong nhà tù Halden còn có một thư viện, phạm nhân có thể lấy sách, băng đĩa, mang về ‘xà lim’ để xem. Thậm chí, họ còn có các nhạc cụ để phạm nhân sử dụng trong thời gian ‘cải tạo’.
Bên ngoài khuôn viên nhà tù Halden
Are Hoidal, người điều hành nhà tù Halden, nói rằng tại đây chưa từng xảy ra vụ vượt ngục nào. Tờ Time gọi nhà tù Halden là nhà tù ‘nhân văn’ nhất thế giới.
“Hệ thống nhà tù của Na Uy đều chú trọng tới quyền con người và sự tôn trọng… Khi họ (các phạm nhân) tới đây, rất nhiều người trong số họ rất thê thảm và chúng tôi muốn gây dựng lại cho họ, giúp họ lấy lại niềm tin thông qua việc giáo dục và lao động. Để khi rời đi, họ đã là những người tốt đẹp hơn” – Daily Mail dẫn lời ông Are Hoidal cho biết.
Tác giả bài viết: Lê Thu