“Nạn xâm hại tình dục trẻ em mới được biết đến mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Làm sao phá băng được thì mới quan trọng” – Ths Lê Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Giáo dục IEDV nhấn mạnh.
Viện trưởng Lê Thị Lan Anh cũng chia sẻ một số trường hợp bà được tham gia với vai trò tư vấn, trong đó có những trường hợp sự im lặng của gia đình khiến cho nguy cơ trẻ bị xâm hại càng tăng.
“Một trong những ca tư vấn khiến tôi bức xúc nhất là trường hợp một gia đình khá giả nhưng hạn chế trong nhận thức về quyền lợi của con mình. Trong gần 30 tháng, con gái 8 tuổi của họ bị bác rể xâm hại tình dục qua những hành vi như sờ mông, sờ đùi, sờ bộ phận sinh dục. Khi con tỏ ra sợ hãi, không dám gặp bác rể thì bố mẹ mới biết được sự việc" - bà Lê Thị Lan Anh.
Tuy nhiên, thay vì tố cáo, bố mẹ cháu quyết định chỉ họp kín trong nội bộ gia đình vì sợ mất mặt. Trường hợp này, sự im lặng của bố mẹ có thể hiểu như một cách vô tình tiếp tay cho hành vi đáng lên án của người bác rể, không khác gì thả hổ về rừng.
“Một trường hợp khác xảy ra tại trường liên cấp, khi học sinh lớp trên thường rủ rê học sinh nhỏ hơn đến chỗ vắng trong trường để sàm sỡ. Một trường hợp nặng nhất đã xảy ra là học sinh lớp 7 lột đồ một em học sinh lớp 4 định cưỡng hiếp nhưng do bị bạn khác phát hiện hô hoán nên không thực hiện được hành vi.” – Ths Lan Anh chia sẻ
Sự việc này cũng chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở phê bình học sinh lớp 7 và sau đó học sinh này lại đi học bình thường trở lại. “Nguy cơ học sinh này tái phạm rất lớn nếu không được can thiệp, điều trị tâm lý” – Ths Lan Anh nhấn mạnh.
Xâm hại tình dục trẻ em là một dạng bệnh về tâm lý. Người gây ra hành vi này sẽ không dừng lại, không có giới hạn và trở thành nguy cơ đe dọa an toàn đối với nhiều nạn nhân khác khi không bị xử lý công khai đúng pháp luật” – Ths Lan Anh nhấn mạnh.
Đa số những trường hợp biết được con em mình là nạn nhân bị xâm hại, thường gia đình vẫn ngậm đắng nuốt cay, chỉ thoả thuận, nhận tiền mà không dám nói ra bên ngoài.
Ths Lan Anh cho rằng cần phá bỏ tâm lý xấu hổ, che dấu bởi khi bị xâm hại tình dục, thì cá nhân người đó là nạn nhân, là người bị hại, là tai nạn không mong muốn. Từ đó, cần dũng cảm tố cáo để pháp luật trừng trị vì người gây ra còn gây ra nhiều trường hợp nữa.
Cộng đồng cũng cần nhìn nhận đây là những tai nạn không mong muốn, tránh kỳ thị, bài xích nạn nhân bị xâm hại... “ Đây vẫn là những suy nghĩ hạn hẹp của người Á đông về xâm hại tình dục của trẻ em cần phải được phá bỏ” – Ths Lê Thị Lan Anh bày tỏ mong muốn.
Viện trưởng Lê Thị Lan Anh cũng chia sẻ một số trường hợp bà được tham gia với vai trò tư vấn, trong đó có những trường hợp sự im lặng của gia đình khiến cho nguy cơ trẻ bị xâm hại càng tăng.
“Một trong những ca tư vấn khiến tôi bức xúc nhất là trường hợp một gia đình khá giả nhưng hạn chế trong nhận thức về quyền lợi của con mình. Trong gần 30 tháng, con gái 8 tuổi của họ bị bác rể xâm hại tình dục qua những hành vi như sờ mông, sờ đùi, sờ bộ phận sinh dục. Khi con tỏ ra sợ hãi, không dám gặp bác rể thì bố mẹ mới biết được sự việc" - bà Lê Thị Lan Anh.
Tuy nhiên, thay vì tố cáo, bố mẹ cháu quyết định chỉ họp kín trong nội bộ gia đình vì sợ mất mặt. Trường hợp này, sự im lặng của bố mẹ có thể hiểu như một cách vô tình tiếp tay cho hành vi đáng lên án của người bác rể, không khác gì thả hổ về rừng.
“Một trường hợp khác xảy ra tại trường liên cấp, khi học sinh lớp trên thường rủ rê học sinh nhỏ hơn đến chỗ vắng trong trường để sàm sỡ. Một trường hợp nặng nhất đã xảy ra là học sinh lớp 7 lột đồ một em học sinh lớp 4 định cưỡng hiếp nhưng do bị bạn khác phát hiện hô hoán nên không thực hiện được hành vi.” – Ths Lan Anh chia sẻ
Sự việc này cũng chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở phê bình học sinh lớp 7 và sau đó học sinh này lại đi học bình thường trở lại. “Nguy cơ học sinh này tái phạm rất lớn nếu không được can thiệp, điều trị tâm lý” – Ths Lan Anh nhấn mạnh.
Xâm hại tình dục trẻ em là một dạng bệnh về tâm lý. Người gây ra hành vi này sẽ không dừng lại, không có giới hạn và trở thành nguy cơ đe dọa an toàn đối với nhiều nạn nhân khác khi không bị xử lý công khai đúng pháp luật” – Ths Lan Anh nhấn mạnh.
Đa số những trường hợp biết được con em mình là nạn nhân bị xâm hại, thường gia đình vẫn ngậm đắng nuốt cay, chỉ thoả thuận, nhận tiền mà không dám nói ra bên ngoài.
Ths Lan Anh cho rằng cần phá bỏ tâm lý xấu hổ, che dấu bởi khi bị xâm hại tình dục, thì cá nhân người đó là nạn nhân, là người bị hại, là tai nạn không mong muốn. Từ đó, cần dũng cảm tố cáo để pháp luật trừng trị vì người gây ra còn gây ra nhiều trường hợp nữa.
Cộng đồng cũng cần nhìn nhận đây là những tai nạn không mong muốn, tránh kỳ thị, bài xích nạn nhân bị xâm hại... “ Đây vẫn là những suy nghĩ hạn hẹp của người Á đông về xâm hại tình dục của trẻ em cần phải được phá bỏ” – Ths Lê Thị Lan Anh bày tỏ mong muốn.
Tác giả bài viết: Duy Anh
Nguồn tin: