Bạn cần biết

3 loại quả dễ 'ngậm' thuốc sâu, cái số 3 nhiều người vẫn ăn hàng ngày

Hoa quả là một phần quan trọng của chế độ ăn uống. Tuy nhiên, một số có thể mang dư lượng thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.

Táo

Trong một nghiên cứu gần đây phát hiện, mức độ chì trong vỏ táo đã tăng lên đáng kể. Một nghiên cứu khác cho thấy, hàm lượng các kim loại nặng khác như chì, cadmium, đồng, thiếc, tali trong vỏ táo cao hơn nhiều lần bên trong ruột quả.

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đây cho thấy vỏ táo hấp thụ trực tiếp chì trong không khí, nếu được bảo vệ trong túi, hàm lượng này có thể giảm xuống 80%, như vậy vỏ táo sẽ không nguy hiểm cho chúng ta.

Những lưu ý khi ăn táo cả vỏ:

Chọn táo được đóng trong bao, túi. Vỏ loại táo này sạch hơn, ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, thuốc trừ sâu và thuốc bảo quản.

Mùa thu là mùa sử dụng táo an toàn nhất bởi đây là mùa táo, ít bị sử dụng thuốc bảo quản.

Bề mặt táo tươi và có lớp sáp tự nhiên (nếu vỏ táo bóng thì nên gọt vỏ trước khi ăn).

Có thể gọt vỏ sau đó ngâm táo vào nước muối, để táo không bị thâm đen.

Thuốc trừ sâu là những chất được sử dụng để chống lại, ngăn ngừa hoặc tiêu diệt sâu bệnh và được sử dụng rộng rãi trên các loại cây ăn quả và rau quả trên khắp thế giới. Việc tiêu thụ trái cây và rau quả được trồng có chứa nhiều thuốc trừ sâu là một điều đáng lo ngại bởi nó có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khỏe cấp tính và mãn tính.

Theo đó, khi đi chợ nên cảnh giác với quả quá mập, quá phổng phao, "quá đẹp mắt" so với bình thường vốn có; xem màu sắc có đúng như mầu tự nhiên không, có héo, úa không. Hoa quả có màu bất thường như xanh, xanh đen là do nhiễm đạm nitrat (NO3)...

Quả nho có hương vị thơm ngon nhưng nhiều người ngại ăn vì loại quả thường bị phun quá nhiều hóa chất. Ảnh minh họa.

Nho

Nho là loại quả phổ biến, được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ em. Nho có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều khoáng chất canxi, kali, phốt pho, sắt, protein và nhiều loại vitamin nhóm B như B1, B2, B6, C... cùng nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người.

Do có giá trị dinh dưỡng tốt như vậy, quả nho có thể chế biến thành nước ép nho, nho khô, rượu vang, nho tươi, làm salad... để sử dụng. Đặc biệt, nho còn chứa nguồn vitamin K dồi dào, là một loại vitamin tan trong chất béo quan trọng cho quá trình đông máu và giúp xương khỏe mạnh.

Theo Phụ Nữ Việt Nam, mặc dù tốt nhưng nho cũng là loại quả chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao, do đặc tính của cây nho rất dễ nhiễm sâu bệnh. Dữ liệu kiểm tra của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, khi kiểm tra 46 loại trái cây và rau củ quả trên thị trường cho kết quả dương tính với nhiều loại thuốc trừ sâu, bao gồm thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm, trong đó nho là một trong những loại quả đứng đầu, với dư lượng của hai hoặc nhiều loại thuốc trừ sâu.

Tiến sĩ Leonardo Trasande, trưởng khoa nhi môi trường tại NYU Langone (Mỹ), cho biết, việc tiếp xúc với nhiều loại thuốc trừ sâu, ngay cả ở mức độ thấp, vẫn có nhiều tác động đến sức khỏe con người. Các nghiên cứu cho biết thuốc trừ sâu có thể tác động đến hệ thần kinh, gây kích ứng mắt và da, can thiệp vào hệ thống nội tiết tố của cơ thể hoặc gây ung thư. Đặc biệt, trẻ sơ sinh và trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu, do tác hại của hóa chất có thể gây ra cho não đang phát triển.

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy có sự gia tăng nguy cơ giảm chỉ số thông minh và khuyết tật trí tuệ ở trẻ em do tiếp xúc với phốt phát hữu cơ - là một loại thuốc trừ sâu phổ biến. Một số lượng lớn thuốc trừ sâu cũng ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết từ bào thai, có thể cản trở sự phát triển, sinh sản và trao đổi chất.

Mẹo hay loại bỏ thuốc trừ sâu trong hoa quả đơn giản nhất

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm-Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ với Kinh tế & Đô thị rau củ quả nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật hiện trở nên rất phổ biến. Nguyên nhân do canh tác bị sâu bệnh người nông dân phải sử dụng, thu hoạch không có thời gian cách ly đúng quy định, thuốc bảo vệ thực vật còn tồn tại trong rau củ quả.

Đáng chú ý, TS. Nguyễn Duy Thịnh cho rằng ngay cả cửa hàng đề rau an toàn nhưng chưa chắc đã an toàn. Có thể họ cũng mua ở chợ về bán, chẳng có phân tích hay lấy ở vùng nào có chứng nhận rau an toàn. Do đó, cách tốt nhất với người dân về luôn luôn phải tự xử lý lấy nhằm loại bớt chất bảo vệ thực vật (nếu có) trong thực phẩm, rau củ quả. Rau cũng phải làm sạch, thịt cũng phải rửa sạch.

Rửa hoa quả trước khi ăn để loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh minh họa.

Cách rửa sạch hoa quả

Nguyên tắc là phải rửa nhiều nước. Đừng cho rằng thấy hoa quả hình thức rất sạch (không có đất, bùn) là đã sạch. Vì thế phải rửa qua nhiều nước. Đối với rau củ quả, con đường duy nhất làm sạch là rửa. Đầu tiên loại bỏ các loại rau dập nát - vì rau bị dập nát nếu còn hóa chất bảo vệ thực vật sẽ ngấm vào các tế bào bị dập nát nhanh hơn rất nhiều so với tế bào nguyên vẹn.

1. Ngâm rau trong nước sạch khoảng 5-10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu.

2. Dùng nước muối 5% rửa rau. Nếu không muốn ảnh hưởng đến hương vị của thực phẩm, bạn có thể chọn cách ngâm rửa quen thuộc hơn là ngâm trong nước muối loãng. Việc ngâm rau củ quả trong nước muối loãng khoảng 20 phút có thể giúp loại bỏ tới 4 loại thuốc trừ sâu phổ biến là chlorpyrifos, DDT, cypermethrin và chlorothalonil.

3. Một số loại quả có lượng thuốc trừ sâu đậm đặc tốt nhất là rửa sạch, gọt vỏ ngoài mới ăn.

4. Ngâm với nước giấm là một trong những thành phần hiệu quả nhất để loại bỏ vi trùng và thuốc trừ sâu từ trái cây và rau củ vì nó có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Theo đó muốn thực hiện mẹo hay này bạn chỉ cần pha loãng 10% giấm trắng với 90% nước, ngâm trái cây và rau quả của bạn trong đó. Ngâm trong khoảng 10 phút, trong thời gian đó bạn hãy khuấy rau củ và trái cây thật đều trong hỗn hợp. Cuối cùng rửa lại một lần với nước đun sôi để nguội là được.

5. Ngâm hoa quả với baking soda là một phương pháp tuyệt vời để làm sạch các loại trái cây, rau quả có chứa dư lượng thuốc trừ sâu một cách tự nhiên và hiệu quả. Điều đáng nói, các nhà khoa học đến từ Đại học Massachusetts đã làm một cuộc nghiên cứu việc ngâm rửa táo với baking soda khi hòa lẫn nước và ngâm với dung dịch tẩy rửa thông thường. Kết quả cho thấy, khi ngâm táo trong dung dịch baking soda khoảng 2 phút thì lượng thuốc trừ sâu bám trên táo đã được loại bỏ.

Thông tin trên Sức khỏe & Đời sống, các chuyên gia bảo vệ thực vật cho rằng, thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong thực phẩm vào cơ thể qua con đường ăn uống. Chúng có thể bị loại bớt một phần theo khí thở, qua bài tiết, nhưng không thể tránh khỏi sự tồn đọng các chất độc hại này ở trong gan.

Một số thuốc bảo vệ thực vật chuyển hóa thành những sản phẩm ít độc hơn, dễ hòa tan trong nước hơn thì sẽ dễ dàng bị loại bỏ, nhưng có những loại hóa chất lại tạo thành những chất trao đổi trung gian độc hơn (như paration chuyển thành paraoxon), tích lũy trong một số cơ quan hoặc mô mỡ gây tổn thương và kèm theo các triệu chứng ngộ độc nguy hiểm.

Nếu thuốc bảo vệ thực vật có trong thức ăn, đồ uống với lượng lớn có thể gây ngộ độc cấp tính gây rối loạn tiêu hóa (nôn mửa, tiêu chảy), rối loạn thần kinh (nhức đầu, hôn mê, co giật hoặc co cứng cơ...), trụy tim mạch, suy hô hấp rất dễ dẫn đến tử vong. Những trường hợp ngộ độc mãn tính do tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật hoặc tồn dư trong thực phẩm sử dụng với lượng nhỏ nhưng tích lũy lâu ngày cũng có thể gây các tổn thương ở đường tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, thần kinh, rối loạn hệ thống tạo máu, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận.

Tác giả: Trúc Chi (t/h)

Nguồn tin: nguoiduatin.vn

  Từ khóa: thuốc sâu , trái cây , hoa quả

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP