► 7 cán bộ lĩnh 57 năm tù trong vụ án liên quan đến dự án Formosa
► Nguyên chủ tịch huyện Kỳ Anh bị đề nghị 12-13 năm tù
► Làm thất thoát hơn 10 tỷ, nguyên chủ tịch huyện nói ‘vì dân’
► Nguyên Chủ tịch huyện Kỳ Anh cùng các đồng phạm sắp hầu tòa
Sau 3 ngày xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến việc giải tỏa bồi thường giải phóng mặt bằng Formosa, chiều ngày 2/12 TAND tỉnh Hà Tĩnh đã chuyển sang phần nghị án.
Theo cáo trạng, vào năm 2008, trong quá trình triển khai việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khu tái định cư phục vụ dự án Formosa, ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cùng một số thuộc cấp đã hợp thức hóa hơn 60 ha diện tích đất công không được bồi thường thành đất giao cho hộ dân sử dụng trước ngày 1/7/2004.
Việc làm của Bổng và các bị cáo đã khiến nhà nước phải bồi thường với giá 100% đất nông nghiệp, gây thiệt hại ngân sách hơn 9 tỷ đồng.
► Nguyên chủ tịch huyện Kỳ Anh bị đề nghị 12-13 năm tù
► Làm thất thoát hơn 10 tỷ, nguyên chủ tịch huyện nói ‘vì dân’
► Nguyên Chủ tịch huyện Kỳ Anh cùng các đồng phạm sắp hầu tòa
Sau 3 ngày xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến việc giải tỏa bồi thường giải phóng mặt bằng Formosa, chiều ngày 2/12 TAND tỉnh Hà Tĩnh đã chuyển sang phần nghị án.
Theo cáo trạng, vào năm 2008, trong quá trình triển khai việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khu tái định cư phục vụ dự án Formosa, ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cùng một số thuộc cấp đã hợp thức hóa hơn 60 ha diện tích đất công không được bồi thường thành đất giao cho hộ dân sử dụng trước ngày 1/7/2004.
Việc làm của Bổng và các bị cáo đã khiến nhà nước phải bồi thường với giá 100% đất nông nghiệp, gây thiệt hại ngân sách hơn 9 tỷ đồng.
Nguyễn Văn Bổng (giữa) và các bị cáo trước vành móng ngựa.
Đáng nói, những sai phạm của Nguyễn Văn Bổng cùng các thuộc cấp đã gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng trong suốt quá trình xét xử, ông Bổng và các bị cáo lại liên tục kêu oan. Các bị cáo cho rằng, sở dĩ nguyên nhân phạm tội là do áp lực và các yếu tố khách quan chứ bản thân không có chủ ý.
Trả lời về số tiền thất thoát hơn 10 tỷ đồng, bị cáo Bổng kêu oan và nói rằng, thiệt hại không đến mức như thế: "Số tiền thất thoát trong quá trình "biến" đất công thành đất đền bù chỉ khoảng 400 triệu chứ không phải 10 tỷ".
Nguyễn Văn Bổng liên tục kêu oan tại tòa.
Trước những biện minh của Nguyễn Văn Bổng tại tòa, công tố viên đã phải thốt lên: "Bị cáo quá lưu manh". Vị công tố viên cho hay, Nguyễn Văn Bổng là người từng làm quản lý, phải ý thức được hành vi của mình, không thể ra tòa chối tội như vậy. Hơn nữa, một người đứng đầu huyện, không nhận ra được sai lầm thì đúng là vô lý.
Trong phiên xử ngày 1/12, đại diện UBND huyện Kỳ Anh đã có một văn bản đề nghị tòa xem xét lại phần đất công ích và số tiền sai phạm, xác định lại báo cáo điều tra để giảm nhẹ tội trạng cho các bị cáo. Song đối chứng với các lời khai, chứng cứ, hồ sơ, HĐXX cho rằng đây là lời đề nghị "không thể chấp nhận", giữ nguyên tội trạng với các bị cáo.
Chiều ngày 2/12, HĐXX - TAND tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Bổng (nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh) 12 năm tù; Phạm Huy Tường (nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường) 11 năm; Lê Xuân Nghinh (nguyên Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Long); Lê Quang Hà (nguyên Phó Chủ tịch xã Kỳ Long), cùng 10 năm; Lê Anh Đức 8 năm; Hồ Xuân Cường (thành viên hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện) và Lê Công Diếu (nguyên Chủ tịch UBND xã Kỳ Phương) cùng 3 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Về dân sự, 7 bị cáo buộc phải có nghĩa vụ bồi thường thất thoát ngân sách nhà nước mỗi người khoảng hơn 1 tỷ đồng.
Tác giả bài viết: Ngân Hà
Nguồn tin: