Kinh tế Công Thương Cần Thơ tăng trưởng
Mở đầu buổi làm việc Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương, mục đích của Bộ là muốn lắng nghe kiến nghị của địa phương về các vấn đề hội nhập, phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp, năng lượng, cung cấp điện cho nông thôn, phát triển xuất khẩu, tổ chức quản lý thị trường theo ngành dọc, tăng cường hợp tác chống buôn lậu gian lận thương mại, vấn đề phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ... để từ đó Bộ nắm bắt và có chương trình hành động cụ thể hỗ trợ, đồng hành cùng địa phương trong phát triển kinh tế tham gia hội nhập.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu |
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Trương Quang Hoài Nam - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2018 tăng 8,15% so với năm 2017. Tính riêng trong 02 tháng đầu năm 2019, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp của thành phố tăng 5,32% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 5,22%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,67%...; Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ, xuất khẩu đều đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.
Lãnh đạo thành phố Cần Thơ cũng đề nghị Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương hướng dẫn thành phố các thủ tục, các chính sách hỗ trợ để xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ công nghiệp hỗ trợ với quy mô cấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ. Hỗ trợ thành phố Cần Thơ kêu gọi nhà đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ như: xây dựng nhà máy sản xuất máy nông nghiệp, nhà máy sản xuất động cơ thủy tại thành phố Cần Thơ. Đề nghị Bộ chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện, ưu tiên xây dựng lưới điện thông minh cho thành phố Cần Thơ. Kêu gọi đầu tư Trung tâm logictics hạng 2 thuộc tiểu vùng kinh tế trung tâm vùng ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ...
Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với UBND Thành phố Cần Thơ |
Cần xác định vai trò của Cần Thơ
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ của địa phương trong vai trò trung tâm của vùng ĐBSCL, ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đề xuất 5 vấn đề mà Bộ Công Thương cần lưu tâm tạo điều kiện cho TP thực hiện. Cụ thể là thống nhất xác định vai trò kinh tế Công Thương của Cần Thơ trong ĐBSCL và cả nước; Xác định vai trò và hướng phát triển ngành logistic và các ngành hàng của Cần Thơ để đầu tư phát triển, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Trong hội nhập kinh tế quốc tế TP Cần Thơ thực hiện theo chủ trương đa phương nhưng xác định Nhật Bản là đối tác quan trọng vì thế thành phố mong muốn Bộ Công Thương quan tâm hỗ trợ lựa chọn đối tác đầu tư thương mại với Nhật Bản, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Nhật đặc biệt là trái cây như xoài, vú sữa, chuối...; Tạo điều kiện cho tập đoàn AEON có dự án đầu tư tại Cần Thơ đưa hàng hóa vùng vào hệ thống phân phối này.
Tại buổi làm việc, đại diện các Cục, Vụ của Bộ Công Thương cũng đã tham gia nhiều ý kiến cho Cần Thơ trong việc khai thác tốt hơn khuôn khổ hội nhập, khai thác cơ hội thuận lợi từ các Hiệp định thương mại tự do để tăng xuất khẩu, gắn phát triển kinh tế Công Thương của thành phố trong định hướng phát triển của địa phương và của vùng ĐBSCL. Thành phố cũng cần tổ chức các chương trình kết nối cung cầu hàng hóa cả vùng và khu vực; quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - Võ Thành Thống nêu kiến nghị với Bộ Công Thương |
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Bộ Công Thương đánh giá cao các kiến nghị của thành phố trong các vấn đề phát triển ngành Công Thương Cần Thơ. Đồng thời chia sẻ với địa phương về những bất cập, bức xúc, trăn trở liên quan đến hệ thống giao thông đường thủy, điều kiện hạ tầng còn chưa phát triển. Cần Thơ lo cho cả vùng và cả nước về an ninh lương thực song ngược lại cả nước lo cho Cần Thơ như thế nào? Điều này làm cho Bộ trưởng hết sức day dứt và sẽ đặc biệt lưu tâm đến các vấn đề này trong thời gian sắp tới. Việc gì cần bàn, cần làm trong vai trò của ngành Công Thương, Bộ sẽ cùng sát cánh với Chính phủ, thành phố để giải quyết.
Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng thống nhất vị thế vai trò của thành phố Cần Thơ trong phát triển kinh tế nông nghiệp, Công Thương, đưa công nghệ chế biến, nâng cao giá trị gia tăng. Và để làm được điều này cần phải có thể chế, chính sách. Cần tập trung ưu tiên các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với ngành cơ giới hóa, hóa dược, ngành nông nghiệp công nghệ cao... Để làm được điều này ngoài sự nỗ lực của địa phương cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ ngành.
Kinh tế Công Thương Cần Thơ tăng trưởng
Mở đầu buổi làm việc Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương, mục đích của Bộ là muốn lắng nghe kiến nghị của địa phương về các vấn đề hội nhập, phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp, năng lượng, cung cấp điện cho nông thôn, phát triển xuất khẩu, tổ chức quản lý thị trường theo ngành dọc, tăng cường hợp tác chống buôn lậu gian lận thương mại, vấn đề phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ... để từ đó Bộ nắm bắt và có chương trình hành động cụ thể hỗ trợ, đồng hành cùng địa phương trong phát triển kinh tế tham gia hội nhập.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu |
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Trương Quang Hoài Nam - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2018 tăng 8,15% so với năm 2017. Tính riêng trong 02 tháng đầu năm 2019, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp của thành phố tăng 5,32% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 5,22%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,67%...; Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ, xuất khẩu đều đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.
Lãnh đạo thành phố Cần Thơ cũng đề nghị Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương hướng dẫn thành phố các thủ tục, các chính sách hỗ trợ để xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ công nghiệp hỗ trợ với quy mô cấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ. Hỗ trợ thành phố Cần Thơ kêu gọi nhà đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ như: xây dựng nhà máy sản xuất máy nông nghiệp, nhà máy sản xuất động cơ thủy tại thành phố Cần Thơ. Đề nghị Bộ chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện, ưu tiên xây dựng lưới điện thông minh cho thành phố Cần Thơ. Kêu gọi đầu tư Trung tâm logictics hạng 2 thuộc tiểu vùng kinh tế trung tâm vùng ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ...
Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với UBND Thành phố Cần Thơ |
Cần xác định vai trò của Cần Thơ
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ của địa phương trong vai trò trung tâm của vùng ĐBSCL, ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đề xuất 5 vấn đề mà Bộ Công Thương cần lưu tâm tạo điều kiện cho TP thực hiện. Cụ thể là thống nhất xác định vai trò kinh tế Công Thương của Cần Thơ trong ĐBSCL và cả nước; Xác định vai trò và hướng phát triển ngành logistic và các ngành hàng của Cần Thơ để đầu tư phát triển, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Trong hội nhập kinh tế quốc tế TP Cần Thơ thực hiện theo chủ trương đa phương nhưng xác định Nhật Bản là đối tác quan trọng vì thế thành phố mong muốn Bộ Công Thương quan tâm hỗ trợ lựa chọn đối tác đầu tư thương mại với Nhật Bản, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Nhật đặc biệt là trái cây như xoài, vú sữa, chuối...; Tạo điều kiện cho tập đoàn AEON có dự án đầu tư tại Cần Thơ đưa hàng hóa vùng vào hệ thống phân phối này.
Tại buổi làm việc, đại diện các Cục, Vụ của Bộ Công Thương cũng đã tham gia nhiều ý kiến cho Cần Thơ trong việc khai thác tốt hơn khuôn khổ hội nhập, khai thác cơ hội thuận lợi từ các Hiệp định thương mại tự do để tăng xuất khẩu, gắn phát triển kinh tế Công Thương của thành phố trong định hướng phát triển của địa phương và của vùng ĐBSCL. Thành phố cũng cần tổ chức các chương trình kết nối cung cầu hàng hóa cả vùng và khu vực; quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - Võ Thành Thống nêu kiến nghị với Bộ Công Thương |
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Bộ Công Thương đánh giá cao các kiến nghị của thành phố trong các vấn đề phát triển ngành Công Thương Cần Thơ. Đồng thời chia sẻ với địa phương về những bất cập, bức xúc, trăn trở liên quan đến hệ thống giao thông đường thủy, điều kiện hạ tầng còn chưa phát triển. Cần Thơ lo cho cả vùng và cả nước về an ninh lương thực song ngược lại cả nước lo cho Cần Thơ như thế nào? Điều này làm cho Bộ trưởng hết sức day dứt và sẽ đặc biệt lưu tâm đến các vấn đề này trong thời gian sắp tới. Việc gì cần bàn, cần làm trong vai trò của ngành Công Thương, Bộ sẽ cùng sát cánh với Chính phủ, thành phố để giải quyết.
Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng thống nhất vị thế vai trò của thành phố Cần Thơ trong phát triển kinh tế nông nghiệp, Công Thương, đưa công nghệ chế biến, nâng cao giá trị gia tăng. Và để làm được điều này cần phải có thể chế, chính sách. Cần tập trung ưu tiên các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với ngành cơ giới hóa, hóa dược, ngành nông nghiệp công nghệ cao... Để làm được điều này ngoài sự nỗ lực của địa phương cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ ngành.
Tác giả: Thảo - Minh
Nguồn tin: Báo Công thương