Cùng với sự phát triển của thanh toán điện tử, đa số các công ty đều trả tiền lương cho nhân viên thông qua thẻ ATM, do đó làm thế nào để dùng thẻ đúng cách và an toàn là điều hết sức cần thiết đối với tất cả chúng ta.
Vụ việc khách hàng Vietcombank bỗng nhiên mất 500 triệu đồng trong tài khoản đã làm chấn động dư luận trong những ngày qua, dấy lên một hồi chuông cảnh báo về sự thực về độ an toàn khi dùng thẻ ATM.
Trong khi sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra và làm rõ, các chuyên gia tài chính cho biết khách hàng sử dụng thẻ có thể áp dụng ngay 6 cách sau đây ít nhất để giảm thiểu rủi ro, tự bảo vệ nguồn tài sản của chính mình.
1.Sử dụng thẻ tín dụng nếu có thể
Hầu hết mọi người đang sử dụng thẻ ghi nợ vì hình thức đăng ký sử dụng đơn giản. Tuy nhiên, chính sự đơn giản đó lại tiềm ẩn những rủi ro mà khách hàng có thể không ngờ tới. “Khi sử dụng thẻ ghi nợ, khách hàng không nhận được hệ thống bảo mật giống với thẻ tín dụng”. Scott Dueweke – chuyên viên cao cấp tại công ty tư vấn Booz Allen Hamilton cho biết.
2.Chọn hình thức mã hóa là ký tên thay vì nhập mã PIN
Tại Việt Nam, hình thức mã hóa duy nhất hiện nay vẫn chỉ là nhập mã PIN, tuy nhiên điều này ẩn chứa nhiều rủi ro hơn là hình thức ký tên (như đoạn video dưới đây) bởi khi mật khẩu được để dưới dạng con số thì hacker có thể dễ dàng tạo thẻ giả hoặc ăn cắp thẻ. Tuy nhiên độ bảo mật cao cũng đi kèm với chi phí, hình thức thanh toán bằng PIN rẻ hơn tương đối. Đối với hình thức mã hóa bằng PIN, phí giao dịch là cố định, tuy nhiên phí giao dịch theo hình thức ký tên tính theo phần trăm tổng đơn hàng. Do đó, đơn hàng càng lớn thì chi phí càng cao.
3.Vô hiệu hóa giao dịch tự động đến các tài khoản liên quan
Nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ chuyển tiền tự động qua lại giữa tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm hoặc hạn mức tín dụng (tài khoản vay tiền). Như vậy, một khi hacker có thể ăn trộm được thẻ thanh toán của bạn, chúng có thể nhanh chóng rút hết tiền từ thẻ liên kết còn lại.
4.Sử dụng password càng phức tạp càng tốt
“Hệ thống kho dữ liệu thường bao gồm ID và password, nếu bạn là một trong số 55% khách hàng thường sử dụng một tên và password cho tất cả những tài khoản trên mạng, bạn sẽ rơi vào nhóm mục tiêu của bọn hacker”. Julie Conroy – giám đốc nghiên cứu tại công ty tư vấn Aite Group cho biết.
“Những password kiểu như ‘dr4mat1c’ cũng dễ dàng bị hacker tấn công”. Julie cảnh báo.
5.Cài đặt thông báo giao dịch
Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ thông báo đến email hoặc SMS mỗi khi giao dịch được thiết lập. Để không bị phiền phức vì phải nhận quá nhiều thông báo từ ngân hàng do đặc thù giao dịch nhiều qua thẻ, khách hàng cũng có thể thiết lập một hạn mức tiền và chỉ khi có giao dịch quá số tiền đó mới có tin nhắn thông báo từ ngân hàng.
Vụ việc khách hàng Vietcombank bỗng nhiên mất 500 triệu đồng trong tài khoản đã làm chấn động dư luận trong những ngày qua, dấy lên một hồi chuông cảnh báo về sự thực về độ an toàn khi dùng thẻ ATM.
Trong khi sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra và làm rõ, các chuyên gia tài chính cho biết khách hàng sử dụng thẻ có thể áp dụng ngay 6 cách sau đây ít nhất để giảm thiểu rủi ro, tự bảo vệ nguồn tài sản của chính mình.
1.Sử dụng thẻ tín dụng nếu có thể
Hầu hết mọi người đang sử dụng thẻ ghi nợ vì hình thức đăng ký sử dụng đơn giản. Tuy nhiên, chính sự đơn giản đó lại tiềm ẩn những rủi ro mà khách hàng có thể không ngờ tới. “Khi sử dụng thẻ ghi nợ, khách hàng không nhận được hệ thống bảo mật giống với thẻ tín dụng”. Scott Dueweke – chuyên viên cao cấp tại công ty tư vấn Booz Allen Hamilton cho biết.
2.Chọn hình thức mã hóa là ký tên thay vì nhập mã PIN
Tại Việt Nam, hình thức mã hóa duy nhất hiện nay vẫn chỉ là nhập mã PIN, tuy nhiên điều này ẩn chứa nhiều rủi ro hơn là hình thức ký tên (như đoạn video dưới đây) bởi khi mật khẩu được để dưới dạng con số thì hacker có thể dễ dàng tạo thẻ giả hoặc ăn cắp thẻ. Tuy nhiên độ bảo mật cao cũng đi kèm với chi phí, hình thức thanh toán bằng PIN rẻ hơn tương đối. Đối với hình thức mã hóa bằng PIN, phí giao dịch là cố định, tuy nhiên phí giao dịch theo hình thức ký tên tính theo phần trăm tổng đơn hàng. Do đó, đơn hàng càng lớn thì chi phí càng cao.
3.Vô hiệu hóa giao dịch tự động đến các tài khoản liên quan
Nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ chuyển tiền tự động qua lại giữa tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm hoặc hạn mức tín dụng (tài khoản vay tiền). Như vậy, một khi hacker có thể ăn trộm được thẻ thanh toán của bạn, chúng có thể nhanh chóng rút hết tiền từ thẻ liên kết còn lại.
4.Sử dụng password càng phức tạp càng tốt
“Hệ thống kho dữ liệu thường bao gồm ID và password, nếu bạn là một trong số 55% khách hàng thường sử dụng một tên và password cho tất cả những tài khoản trên mạng, bạn sẽ rơi vào nhóm mục tiêu của bọn hacker”. Julie Conroy – giám đốc nghiên cứu tại công ty tư vấn Aite Group cho biết.
“Những password kiểu như ‘dr4mat1c’ cũng dễ dàng bị hacker tấn công”. Julie cảnh báo.
5.Cài đặt thông báo giao dịch
Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ thông báo đến email hoặc SMS mỗi khi giao dịch được thiết lập. Để không bị phiền phức vì phải nhận quá nhiều thông báo từ ngân hàng do đặc thù giao dịch nhiều qua thẻ, khách hàng cũng có thể thiết lập một hạn mức tiền và chỉ khi có giao dịch quá số tiền đó mới có tin nhắn thông báo từ ngân hàng.
Tác giả bài viết: Anh Sa