Gia đình xưa và nay
Mỗi lần vợ chồng cãi nhau, anh Trần Minh Trung, ngụ Bàu Cát, Tân Bình lại bất lực than thở: Tại sao ngày xưa, anh thấy cha mẹ anh và các cặp vợ chồng cô chú bác ít cãi nhau, có cãi thì các bà vợ cũng "một điều nhịn chín điều lành" với chồng.
Còn em, sao chưa bao giờ anh thấy em thử nhịn anh một câu, chưa bao giờ anh nóng mà em biết xoa dịu anh?". Đáp trả chồng, chị Linh Thảo, vợ anh Trung cho rằng, sự nhường nhịn chỉ có ở thời xưa, khi mà người vợ không nhiều tiếng nói, người chồng hoàn toàn làm chủ gia đình và quyết định mọi việc. Đó cũng là điều bất công đối với phụ nữ. "Ngày nay, phụ nữ vùng lên rồi, em nhường để anh lấn tới, bắt nạt em à?", chị Thảo khẳng định chắc nịch.
Có không ít phụ nữ hiện đại cùng quan điểm như thế. Nhiều chị đánh đồng giữa "bớt lời", nhường nhịn với "lép vế", "yếu thế". Chị Thùy Minh, nhân viên một ngân hàng ở quận 3, TP.HCM còn chia sẻ, trước lúc lên xe hoa về nhà chồng, chị ruột của chị đã căn dặn rất kĩ lưỡng về cách ứng xử sao để không "chịu thiệt" với chồng, nắm được đầu chồng.
Ngoài những "mẹo" dân gian truyền tụng như vắt áo cưới chồng lên áo vest chú rể ngay đêm tân hôn, để chồng nằm trong, mình nằm ngoài... Thì theo người chị, điều cốt yếu là từ đầu phải lấn lướt chồng, khẳng định quyền trong nhà, chứ ban đầu mà mất thế thì sau này chồng sẽ coi mình không ra gì...
Nhiều chị rất tâm đắc vì mình nói gì là chồng nghe răm rắp và theo các chị, chồng có sợ mình thì gia đình mới hạnh phúc, chồng mới không dám làm chuyện sai trái, khuất tất sau lưng mình. Cần "dạy chồng từ thưở bơ vơ mới về" là vì thế.
Cánh đàn ông nghĩ gì?
Có thật lấn lướt, điều khiển được chồng là bí quyết giữ hạnh phúc hữu hiệu nhất của các bà vợ thời hiện đại? Theo anh Lê Anh Tuấn, kế toán viên một công ty sản xuất nhựa tại quận Bình Tân, TP.HCM cho rằng, thực chất, người chẳng người chồng nào thấy dễ chịu khi vợ luôn lấn lướt, dành phần hơn với mình.
Nếu các ông chồng có chịu, thì chẳng qua cũng là chịu đựng, để nhà cửa êm ấm, và vẫn thường nói vui với nhau “vợ mình mình sợ chứ có sợ vợ ai đâu”. Anh Tuấn kể chuyện ông bạn thân của mình, ở nhà vợ nói gì cũng nghe lời, yêu chiều vợ vô cùng, “vợ là trời”, vợ nói gì cũng đố dám cãi. Chị vợ luôn an tâm về chồng, đắc ý với mọi người rằng chồng mình “ngoan nhất xứ”, rằng mình dạy chồng khéo. Thế mà rồi chị vợ phát hiện ra chồng ngoại tình.
Chẳng thà người phụ nữ ấy đẹp hơn chị, giỏi hơn chị không nói, chỉ là cô văn thư trên công ty anh, quá lứa lỡ thì, nhan sắc chẳng có gì đặc biệt, ăn nói cũng không khéo léo. Chị vợ lồng lộn tra vấn, hỏi lý do vì sao chồng mình dám vượt rào? Chị tự hào chị xinh đẹp, giỏi giang, kiếm tiền, lo toan…, sao anh còn phản bội chị?
Trong những lời xin lỗi, anh chồng thú nhận rằng, chính vì vợ chưa bao giờ biết nhường chồng, vợ luôn muốn hơn chồng trong cả lời nói, mọi hành động, mọi quyết định, kể cả mua sắm gì trong nhà, cho con học trường nào… khiến anh dần thấy mình không còn được tôn trọng những một người chồng, người đàn ông đúng nghĩa.
Anh cảm thấy mình như một “kẻ dưới” chỉ biết phục tùng vợ. Trong khi đó, người tình nhân cho anh cảm giác được là người đàn ông trụ cột, cảm giác được một người phụ nữ nép vào mình, vâng lời mình…
Thực tế, đúng là cánh đàn ông không bao giờ muốn trở thành người chồng nhu nhược, vợ bảo sao chịu vậy. Ai chẳng mong ước có một người vợ dịu dàng, chiều chồng, biết nhường nhịn chồng, xoa dịu khi chồng nóng giận. Dù thời đại có phát triển thế nào, mối quan hệ có bình đẳng thế nào, thì mong ước về người vợ lý tưởng là bất biến.
Và như vậy, liệu ước muốn của người chồng về một người vợ có đi ngược với sự đấu tranh, nâng cao giá trị bản thân trong gia đình của phụ nữ?
Giữ hòa khí- chuyện dễ mà khó
Thực ra, là phụ nữ, ai cũng muốn cho mình một người chồng vững chãi, biết chở che, bảo bọc cho gia đình. Suy cho cùng, sự “giành phần hơn”, đòi nắm quyền của phụ nữ cũng chỉ là những phút nhất thời muốn “nổi loạn” vượt ra khỏi vai trò phái yếu, muốn được nhìn nhận vị trí, muốn được tôn trọng hơn mà thôi. Tất nhiên, trên con đường nổi loạn ấy, nhiều người vợ đã đi quá đà, khẳng định mình quá mức, để rồi đánh mất hòa khí, đánh mất hạnh phúc gia đình.
Theo phân tích của chuyên viên tâm lý Lê Thị Minh Nga, TP.HCM, thì việc giữ hòa khí trong nhà ở thời hiện đại này tuy dễ mà khó, tuy khó mà dễ. Chuyên viên Lê Thị Minh Nga chia sẻ, trong quá trình tư vấn tâm lý, chị đã gặp không ít đôi vợ chồng tan vỡ không có lý do gì ngoài mâu thuẫn trong hành xử.
Thường xuyên cãi nhau, mỗi lần cãi vã chẳng ai nhịn ai, thỏa sức cho cơn nóng giận bùng nổ, xúc phạm nhau. Và mỗi lần xúc phạm làm thành những vết thương khó lành, rồi dần dà thấy không thể chịu đựng nữa rồi chia tay.
Trong những câu chuyện ấy, có một điểm chung là những người chồng luôn cho rằng vợ mình quá đáng, lấn át, thiếu tôn trọng chồng. Ngược lại, những người vợ thì cho rằng chồng coi thường vợ, và không thể sống chung với người chồng gia trưởng như thế. Theo chuyên viên Lê Thị Minh Nga, những cuộc cãi vã chỉ là phần biểu hiện của những mâu thuẫn từ sâu bên trong.. Nhiều người chồng quan niệm, đã là vợ thì phải biết nhường chồng, nghe lời chồng, có cãi vã hay quyết định gì thì cũng luôn phải nhận thua, thế mới là vợ hiền đúng nghĩa.
Nhiều người vợ lại cho rằng, ở thời đại này, người vợ đã giữ vị trí quan trọng trong xã hội, biết kiếm tiền, biết lo toan gồng gánh, thì chồng phải tôn trọng vợ, cả hai hoàn toàn bình đẳng, không có chuyện ai nhường thua ở đây.
Tuy nhiên, thực sự là trong quá trình chung sống, hai vợ chồng đã có những sự nhầm lẫn về quan niệm. Người chồng phải hiểu rằng, tuy vợ là phái yếu, tuy chồng là trụ cột gia đình, nhưng người vợ cần được tôn trọng, được chồng lắng nghe, nếu chồng sai, chồng cũng phải biết nhận lỗi lầm của mình. Chỉ cần có sự công bằng, trân trọng, làm vợ nể phục, không lấy vai trò làm chồng để trấn át vợ, thì tự khác người vợ sẽ nể phục, tự mình nhường nhịn.
Người lại, người vợ cũng cần biết, đòi hỏi chồng tôn trọng mình là đúng, nhưng từ xưa đến nay, phụ nữ luôn là phái yếu, luôn được yêu thương trân trọng bởi sự mềm yếu, dịu dàng. Cho dù xã hội phát triển đến thế nào đi nữa thì đó vẫn là đặc trưng không thể mất của người phụ nữ. Đánh đồng chuyện “bình đẳng” với sự thiếu nhường nhịn, lấn lướt chồng là sai lầm của phụ nữ.
Thay vào đó, phụ nữ có thể nhìn nhận sự “bình đẳng” ở một khía cạnh khác, đó là người chồng biết yêu chiều vợ, biết gánh vác gia đình, biết chia sẻ việc nhà với vợ…
““Dạy nhau từ thuở bơ vơ” là cần thiết với cả hai vợ chồng, đó là quá trình hiểu nhau, chia sẻ với nhau sự khác biệt, tìm tiếng nói chung, đưa ra yêu cầu, mong muốn của mình, tác động thay đổi đối phương và chịu thay đổi cho phù hợp với đối phương. Làm được như thế, không sợ ai chịu thiệt, và gia đình từ nền tảng đó mà sẽ luôn hòa khí”, đó là đúc kết của chuyên viên Lê Thị Minh Nga về bí quyết “dễ mà khó” trong giữ gìn hòa khí của gia đình thời hiện đại.
)
Thực ra, là phụ nữ, ai cũng muốn cho mình một người chồng vững chãi, biết chở che, bảo bọc cho gia đình. Suy cho cùng, sự “giành phần hơn”, đòi nắm quyền của phụ nữ cũng chỉ là những phút nhất thời muốn “nổi loạn” vượt ra khỏi vai trò phái yếu, muốn được nhìn nhận vị trí, muốn được tôn trọng hơn mà thôi. Tất nhiên, trên con đường nổi loạn ấy, nhiều người vợ đã đi quá đà, khẳng định mình quá mức, để rồi đánh mất hòa khí, đánh mất hạnh phúc gia đình.
Theo phân tích của chuyên viên tâm lý Lê Thị Minh Nga, TP.HCM, thì việc giữ hòa khí trong nhà ở thời hiện đại này tuy dễ mà khó, tuy khó mà dễ. Chuyên viên Lê Thị Minh Nga chia sẻ, trong quá trình tư vấn tâm lý, chị đã gặp không ít đôi vợ chồng tan vỡ không có lý do gì ngoài mâu thuẫn trong hành xử.
Thường xuyên cãi nhau, mỗi lần cãi vã chẳng ai nhịn ai, thỏa sức cho cơn nóng giận bùng nổ, xúc phạm nhau. Và mỗi lần xúc phạm làm thành những vết thương khó lành, rồi dần dà thấy không thể chịu đựng nữa rồi chia tay.
Trong những câu chuyện ấy, có một điểm chung là những người chồng luôn cho rằng vợ mình quá đáng, lấn át, thiếu tôn trọng chồng. Ngược lại, những người vợ thì cho rằng chồng coi thường vợ, và không thể sống chung với người chồng gia trưởng như thế. Theo chuyên viên Lê Thị Minh Nga, những cuộc cãi vã chỉ là phần biểu hiện của những mâu thuẫn từ sâu bên trong.. Nhiều người chồng quan niệm, đã là vợ thì phải biết nhường chồng, nghe lời chồng, có cãi vã hay quyết định gì thì cũng luôn phải nhận thua, thế mới là vợ hiền đúng nghĩa.
Nhiều người vợ lại cho rằng, ở thời đại này, người vợ đã giữ vị trí quan trọng trong xã hội, biết kiếm tiền, biết lo toan gồng gánh, thì chồng phải tôn trọng vợ, cả hai hoàn toàn bình đẳng, không có chuyện ai nhường thua ở đây.
Tuy nhiên, thực sự là trong quá trình chung sống, hai vợ chồng đã có những sự nhầm lẫn về quan niệm. Người chồng phải hiểu rằng, tuy vợ là phái yếu, tuy chồng là trụ cột gia đình, nhưng người vợ cần được tôn trọng, được chồng lắng nghe, nếu chồng sai, chồng cũng phải biết nhận lỗi lầm của mình. Chỉ cần có sự công bằng, trân trọng, làm vợ nể phục, không lấy vai trò làm chồng để trấn át vợ, thì tự khác người vợ sẽ nể phục, tự mình nhường nhịn.
Người lại, người vợ cũng cần biết, đòi hỏi chồng tôn trọng mình là đúng, nhưng từ xưa đến nay, phụ nữ luôn là phái yếu, luôn được yêu thương trân trọng bởi sự mềm yếu, dịu dàng. Cho dù xã hội phát triển đến thế nào đi nữa thì đó vẫn là đặc trưng không thể mất của người phụ nữ. Đánh đồng chuyện “bình đẳng” với sự thiếu nhường nhịn, lấn lướt chồng là sai lầm của phụ nữ.
Thay vào đó, phụ nữ có thể nhìn nhận sự “bình đẳng” ở một khía cạnh khác, đó là người chồng biết yêu chiều vợ, biết gánh vác gia đình, biết chia sẻ việc nhà với vợ…
““Dạy nhau từ thuở bơ vơ” là cần thiết với cả hai vợ chồng, đó là quá trình hiểu nhau, chia sẻ với nhau sự khác biệt, tìm tiếng nói chung, đưa ra yêu cầu, mong muốn của mình, tác động thay đổi đối phương và chịu thay đổi cho phù hợp với đối phương. Làm được như thế, không sợ ai chịu thiệt, và gia đình từ nền tảng đó mà sẽ luôn hòa khí”, đó là đúc kết của chuyên viên Lê Thị Minh Nga về bí quyết “dễ mà khó” trong giữ gìn hòa khí của gia đình thời hiện đại.
)
Tác giả bài viết: Ngọc Mai