Bây giờ nhà một cột gần như lỗi thời. Nhà nào cũng phải có hai cột mới ổn định và phát triển bền vững. Cột ở đây không phải nói đến cột bê tông, hay cột gỗ, mà ý chỉ đến trụ cột- người trong nhà. Các ông khi kén vợ, cũng hay “dòm ngó” đến chuyện làm ăn của nàng, để cùng nhau xây nhà, xây tổ, chứ ít ai dám tự tin, tuyên bố “Một mình nuôi cả gia đình mãi mãi”.
Thế nhưng, đàn ông vốn hay có nhóm máu quân tử, đầy trách nhiệm với gia đình, nên thích có vợ tài năng, nhưng phải thua mình một chút xíu. Vì thế, không ít bà vợ đi làm, có thu nhập cao hơn ông chồng, bèn giả đò “không bằng ông xã”, nhường vị trí “cột cái” cho ông xã, còn mình làm cột phụ. Nên các bà phải làm chuyện nhà vừa là…thiên chức, vừa là bù vào cái khoản thua chồng.
Bà Thu Lam, thuộc hạng người đàn bà đức hạnh khiêm tốn. Trước khi lấy nhau, bà đã biết nguồn thu của mình gần gấp đôi ông chồng. Nhưng bà không đòi hỏi ông xã phải cố gắng. Bởi theo bà, đàn ông kiếm ra nhiều tiền, tụi con gái bu bu xung quanh, rất dễ hư hỏng. Vì thế, bà tự nguyện lãnh nhiệm vụ kiếm tiền. Còn ông chồng chỉ cần sống một cách hiên ngang, trong sạch, khi cần thiết lớn giọng “hù” mấy đứa con là được rồi. Bà cũng không nỡ sai chồng đi chợ, nấu cơm...Đàn ông mà! Bà sợ ông nghĩ bà làm ra tiền, rồi đối xử với ông như tôi tớ.
Vậy là, về đến nhà, bà xắn quần, xắn tay áo vào bếp. Để được chồng cưng, bà siêng năng tự tay lo miếng ăn, giấc ngũ cho ông. Lâu ngày, ông chồng có thói quen coi tivi trong khi chờ ăn cơm, co cẳng lên ghế đọc báo trong khi vợ lau nhà, và ngồi ngáp trong khi chờ vợ dọn giường trong phòng ngủ. Bà vợ “giỏi việc cơ quan, giỏi cả việc nhà” bắt đầu quá sức. Bà nhìn lại mình “đời đã rong rêu” mà không có thời gian đi tập thể dục, đi matxa. Đã mang tiền về nhà, lại còn tốn công cho gia đình, khiến bà cảm thấy mình quá thiệt thòi. Bà ước gì được như ông xã “Một hoàng đế vô lo”.
Nhiều lúc, bà muốn nói thẳng, nói toạc móng heo với chồng, để ông chia sẻ việc nhà, hoặc kiếm thêm thu nhập để mướn người giúp việc. Nhưng lỡ rồi. Bởi lâu nay, ông luôn tự hào có bà vợ “Trên cả tuyệt vời”. Bà là “niềm tin và hy vọng” của đời ông. Ông cần bà vợ đảm đang, còn bà thì cần lời khen ngợi của ông. Không lẽ, một “ngôi sao” vợ hiền lại đâm ra quay quắt, cau có chồng con…
Còn bà Giang Thùy, thì không dám phân việc nhà cho chồng. Bà nghĩ mướn người giúp việc làm theo giờ, sẽ hiệu quả và tiết kiệm cho ngân sách gia đình hơn. Bà tốt nghiệp ngành kinh tế, đang quản lý một nhà hàng, nên mọi chuyện trong gia đình, đầu tư cái gì, con cái học trường nào, mua đất, mua nhà ở đâu…bà rành rọt hơn ông chồng “Xách cặp đi về” từ nhà mình đến một nhà xuất bản. Chưa bao giờ, bà hỏi hạch hỏi đến đồng lương của ông. Vì nhiều lý do: để ông tự nguyện, tự giác, hơn nữa bà không phải là kẻ dựa dẫm, phụ thuộc chồng…
Còn ông chồng thì sống theo phương châm “Hỏi thì đưa, không thì thôi!”. Nhưng ông cũng không tiêu xài hoang phí, chỉ khoái mua băng nhạc, dĩa, sách, báo…Vì thế, về đến nhà, ông bận rộn thưởng thức nghệ thuật, văn học, chuyện cơm nước đã có người giúp việc. Có ông xã không vướng vào “tệ nạn xã hội”, không làm ra nhiều tiền, cũng không phá tiền của vợ cũng là tốt phước. Nhưng sống với ông, bà…buồn quá. Giá như thỉnh thỏang, ông..quát bà một tiếng, thì hay biết mấy, giá như đôi khi ông lớn giọng…chỉ đạo bà, thì bà hạnh phúc biết bao!.
Đằng này, chuyện to, nhỏ gì trong nhà, ông cũng nhường hết cho vợ “Em quyết đi, em duyệt đi, em làm đi… kiểu gì anh cũng ok”. Thà ông tự ái đàn ông “thua kém vợ” mà bỏ nhà đi bụi, có bồ bịch…bà còn đỡ tủi hơn là ông chấp nhận là công dân hạng hai trong nhà, mặc cho bà “cầm gậy chỉ huy”.
Thì ra, bà vợ kém cỏi, lệ thuộc vào chồng thì rõ mệt rồi, mà bà vợ giỏi làm chỗ dựa cho chồng…cũng mỏi lắm. Các bà giỏi hay dở là tùy vào điều kiện khả năng của mỗi người, song bà nào cũng muốn “nép vào lòng ông xã” trong ngôi nhà bình yên. Song, các ông chồng có vợ như một chiến binh trên các mặt trận kinh tế, xã hội… hăng hái trên chiến trường thương trường, thường các ông vì quá nể vợ, quá ngưỡng mộ vợ mà cảm thấy người nép là mình chứ không phải là bà xã.
Đàn ông thời hiện đại, thời bình đẳng nam nữ, bớt tự ti, mặc cảm khi có một bà tướng tài năng trong nhà. Đó là dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ trong tư tưởng của quý ông! Đàn ông khi được hỏi chọn vợ đẹp hay vợ thông minh? Số đông nhất trí chọn vợ thông minh, vì thông minh thì chắc chắn sẽ biết làm đẹp! Nhưng tài giỏi mà để mình…đuối, thì không phải là người thông minh.
Thế nhưng, đàn ông vốn hay có nhóm máu quân tử, đầy trách nhiệm với gia đình, nên thích có vợ tài năng, nhưng phải thua mình một chút xíu. Vì thế, không ít bà vợ đi làm, có thu nhập cao hơn ông chồng, bèn giả đò “không bằng ông xã”, nhường vị trí “cột cái” cho ông xã, còn mình làm cột phụ. Nên các bà phải làm chuyện nhà vừa là…thiên chức, vừa là bù vào cái khoản thua chồng.
Bà Thu Lam, thuộc hạng người đàn bà đức hạnh khiêm tốn. Trước khi lấy nhau, bà đã biết nguồn thu của mình gần gấp đôi ông chồng. Nhưng bà không đòi hỏi ông xã phải cố gắng. Bởi theo bà, đàn ông kiếm ra nhiều tiền, tụi con gái bu bu xung quanh, rất dễ hư hỏng. Vì thế, bà tự nguyện lãnh nhiệm vụ kiếm tiền. Còn ông chồng chỉ cần sống một cách hiên ngang, trong sạch, khi cần thiết lớn giọng “hù” mấy đứa con là được rồi. Bà cũng không nỡ sai chồng đi chợ, nấu cơm...Đàn ông mà! Bà sợ ông nghĩ bà làm ra tiền, rồi đối xử với ông như tôi tớ.
Vậy là, về đến nhà, bà xắn quần, xắn tay áo vào bếp. Để được chồng cưng, bà siêng năng tự tay lo miếng ăn, giấc ngũ cho ông. Lâu ngày, ông chồng có thói quen coi tivi trong khi chờ ăn cơm, co cẳng lên ghế đọc báo trong khi vợ lau nhà, và ngồi ngáp trong khi chờ vợ dọn giường trong phòng ngủ. Bà vợ “giỏi việc cơ quan, giỏi cả việc nhà” bắt đầu quá sức. Bà nhìn lại mình “đời đã rong rêu” mà không có thời gian đi tập thể dục, đi matxa. Đã mang tiền về nhà, lại còn tốn công cho gia đình, khiến bà cảm thấy mình quá thiệt thòi. Bà ước gì được như ông xã “Một hoàng đế vô lo”.
Nhiều lúc, bà muốn nói thẳng, nói toạc móng heo với chồng, để ông chia sẻ việc nhà, hoặc kiếm thêm thu nhập để mướn người giúp việc. Nhưng lỡ rồi. Bởi lâu nay, ông luôn tự hào có bà vợ “Trên cả tuyệt vời”. Bà là “niềm tin và hy vọng” của đời ông. Ông cần bà vợ đảm đang, còn bà thì cần lời khen ngợi của ông. Không lẽ, một “ngôi sao” vợ hiền lại đâm ra quay quắt, cau có chồng con…
Còn bà Giang Thùy, thì không dám phân việc nhà cho chồng. Bà nghĩ mướn người giúp việc làm theo giờ, sẽ hiệu quả và tiết kiệm cho ngân sách gia đình hơn. Bà tốt nghiệp ngành kinh tế, đang quản lý một nhà hàng, nên mọi chuyện trong gia đình, đầu tư cái gì, con cái học trường nào, mua đất, mua nhà ở đâu…bà rành rọt hơn ông chồng “Xách cặp đi về” từ nhà mình đến một nhà xuất bản. Chưa bao giờ, bà hỏi hạch hỏi đến đồng lương của ông. Vì nhiều lý do: để ông tự nguyện, tự giác, hơn nữa bà không phải là kẻ dựa dẫm, phụ thuộc chồng…
Còn ông chồng thì sống theo phương châm “Hỏi thì đưa, không thì thôi!”. Nhưng ông cũng không tiêu xài hoang phí, chỉ khoái mua băng nhạc, dĩa, sách, báo…Vì thế, về đến nhà, ông bận rộn thưởng thức nghệ thuật, văn học, chuyện cơm nước đã có người giúp việc. Có ông xã không vướng vào “tệ nạn xã hội”, không làm ra nhiều tiền, cũng không phá tiền của vợ cũng là tốt phước. Nhưng sống với ông, bà…buồn quá. Giá như thỉnh thỏang, ông..quát bà một tiếng, thì hay biết mấy, giá như đôi khi ông lớn giọng…chỉ đạo bà, thì bà hạnh phúc biết bao!.
Đằng này, chuyện to, nhỏ gì trong nhà, ông cũng nhường hết cho vợ “Em quyết đi, em duyệt đi, em làm đi… kiểu gì anh cũng ok”. Thà ông tự ái đàn ông “thua kém vợ” mà bỏ nhà đi bụi, có bồ bịch…bà còn đỡ tủi hơn là ông chấp nhận là công dân hạng hai trong nhà, mặc cho bà “cầm gậy chỉ huy”.
Thì ra, bà vợ kém cỏi, lệ thuộc vào chồng thì rõ mệt rồi, mà bà vợ giỏi làm chỗ dựa cho chồng…cũng mỏi lắm. Các bà giỏi hay dở là tùy vào điều kiện khả năng của mỗi người, song bà nào cũng muốn “nép vào lòng ông xã” trong ngôi nhà bình yên. Song, các ông chồng có vợ như một chiến binh trên các mặt trận kinh tế, xã hội… hăng hái trên chiến trường thương trường, thường các ông vì quá nể vợ, quá ngưỡng mộ vợ mà cảm thấy người nép là mình chứ không phải là bà xã.
Đàn ông thời hiện đại, thời bình đẳng nam nữ, bớt tự ti, mặc cảm khi có một bà tướng tài năng trong nhà. Đó là dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ trong tư tưởng của quý ông! Đàn ông khi được hỏi chọn vợ đẹp hay vợ thông minh? Số đông nhất trí chọn vợ thông minh, vì thông minh thì chắc chắn sẽ biết làm đẹp! Nhưng tài giỏi mà để mình…đuối, thì không phải là người thông minh.
Nguồn tin: