Hầu hết những người thức dậy lúc 4h sáng là do tính chất công việc, như nông dân, tiếp viên hàng không, đưa thư hay nhân viên giao dịch tiền tệ. Nhưng một số làm vậy lại do chính mong muốn của họ.
Russ Perry năm nay 33 tuổi, sống tại Scottsdale (Arizona, Mỹ) và là nhà sáng lập công ty thiết kế đồ họa Design Pickle. Anh cho biết khoảng thời gian từ 4h đến 6h sáng là thời điểm làm việc có kế hoạch và tổ chức nhất trong ngày.
Mỗi khi cả gia đình chào đón thêm thành viên mới, vợ chồng anh lại phải dậy sớm hơn một chút. Cho đến khi đứa con gái thứ ba ra đời thì đồng hồ báo thức nhà anh được đẩy lên 4h sáng.
Mỗi sáng sau khi thức dậy và cầu nguyện, Perry bắt đầu xử lý email, xem xét các vấn đề tài chính của công ty rồi tới phòng tập thể hình. Anh về nhà lúc 6h30 và dùng bữa sáng.
Dù theo các chuyên gia, trả lời email vào sáng sớm sẽ khiến bạn căng thẳng, Perry lại thấy việc này giúp anh bớt lo lắng và có cảm giác đi trước người khác một bước. Hệ quả của nó là đến khoảng 10h tối thì Perry đã hoàn toàn kiệt sức, nhưng anh vẫn không có ý định từ bỏ thói quen này.
Nhiều người thành đạt cũng có thói quen dậy sớm. Tim Cook - CEO Apple, thức dậy lúc 3h45 sáng, luôn là người đến văn phòng đầu tiên và ra về cuối cùng. Sallie Krawcheck - CEO của Ellevest thì cho biết 4h sáng là khi bà làm việc hiệu quả nhất.
Cũng những người chọn làm việc vào sáng sớm để tránh bị xao lãng bởi công nghệ và mạng xã hội. Một số làm việc tại nhà trước vì muốn giải quyết cho xong công việc phòng trường hợp đột nhiên nhận được đơn hàng mới. Số khác lại mong muốn tận dụng được sự yên tĩnh của buổi sáng sớm.
"Khi có được không gian yên tĩnh, bạn sẽ không bị phân tâm bởi những người khác, từ đó làm việc hiệu quả và năng suất hơn", nhà tâm lý học Josh Davis - Giám đốc nghiên cứu tại viện NeuroLeadership cho biết.
Người ta thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gây phân tâm ở văn phòng như tiếng ồn xung quanh, thông báo email mới, điện thoại, Facebook… "Làm việc lúc 4h sáng sẽ giải thoát bạn khỏi những phiền phức này", Davis nhận định.
Peter Shankman, một doanh nhân kiêm diễn giả 44 tuổi tại New York, thường ra ngoài chạy bộ vào 4h sáng. Đường phố khi ấy vắng tanh, cho phép ông vừa chạy vừa suy nghĩ về các ý tưởng trong đầu mà không lo va phải ai. Tới 7h sáng, ông trở về nhà, mở máy tính trả lời email, làm việc hoặc viết lách.
Để có thể dậy sớm, ông phải đi ngủ vào lúc 8h30 tối. "Khi ấy tôi đã kiệt sức, nhưng có cái tốt tôi sẽ không có thời gian làm những việc ngớ ngẩn như ăn vặt buổi tối nữa".
Karen Schwalbe-Jones - quản lý phòng tập thể hình Harmony Studios tại West Hollywood, đã có thói quen thức dậy lúc 4h sáng được 13 năm nay, từ khi con trai con trai bà ra đời. Người phụ nữ 48 tuổi này muốn dành khoảng thời gian sáng sớm để tập luyện trước khi bắt tay vào công việc.
Schwalbe-Jones thừa nhận bà cũng phải đánh đổi nhiều thứ. "Lối sinh hoạt này khiến tôi ít khi có thể gặp gỡ bạn bè. Hiện tại thì đó là sự lựa chọn tốt nhất cho gia đình tôi, nhưng tôi vẫn mong một ngày nào đó có thể ra ngoài ăn tối thoải mái mà không lo về muộn".
Russ Perry năm nay 33 tuổi, sống tại Scottsdale (Arizona, Mỹ) và là nhà sáng lập công ty thiết kế đồ họa Design Pickle. Anh cho biết khoảng thời gian từ 4h đến 6h sáng là thời điểm làm việc có kế hoạch và tổ chức nhất trong ngày.
Mỗi khi cả gia đình chào đón thêm thành viên mới, vợ chồng anh lại phải dậy sớm hơn một chút. Cho đến khi đứa con gái thứ ba ra đời thì đồng hồ báo thức nhà anh được đẩy lên 4h sáng.
Mỗi sáng sau khi thức dậy và cầu nguyện, Perry bắt đầu xử lý email, xem xét các vấn đề tài chính của công ty rồi tới phòng tập thể hình. Anh về nhà lúc 6h30 và dùng bữa sáng.
Dù theo các chuyên gia, trả lời email vào sáng sớm sẽ khiến bạn căng thẳng, Perry lại thấy việc này giúp anh bớt lo lắng và có cảm giác đi trước người khác một bước. Hệ quả của nó là đến khoảng 10h tối thì Perry đã hoàn toàn kiệt sức, nhưng anh vẫn không có ý định từ bỏ thói quen này.
Tim Cook có thói quen thức dậy rất sớm. Ảnh: WSJ
Nhiều người thành đạt cũng có thói quen dậy sớm. Tim Cook - CEO Apple, thức dậy lúc 3h45 sáng, luôn là người đến văn phòng đầu tiên và ra về cuối cùng. Sallie Krawcheck - CEO của Ellevest thì cho biết 4h sáng là khi bà làm việc hiệu quả nhất.
Cũng những người chọn làm việc vào sáng sớm để tránh bị xao lãng bởi công nghệ và mạng xã hội. Một số làm việc tại nhà trước vì muốn giải quyết cho xong công việc phòng trường hợp đột nhiên nhận được đơn hàng mới. Số khác lại mong muốn tận dụng được sự yên tĩnh của buổi sáng sớm.
"Khi có được không gian yên tĩnh, bạn sẽ không bị phân tâm bởi những người khác, từ đó làm việc hiệu quả và năng suất hơn", nhà tâm lý học Josh Davis - Giám đốc nghiên cứu tại viện NeuroLeadership cho biết.
Người ta thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gây phân tâm ở văn phòng như tiếng ồn xung quanh, thông báo email mới, điện thoại, Facebook… "Làm việc lúc 4h sáng sẽ giải thoát bạn khỏi những phiền phức này", Davis nhận định.
Peter Shankman, một doanh nhân kiêm diễn giả 44 tuổi tại New York, thường ra ngoài chạy bộ vào 4h sáng. Đường phố khi ấy vắng tanh, cho phép ông vừa chạy vừa suy nghĩ về các ý tưởng trong đầu mà không lo va phải ai. Tới 7h sáng, ông trở về nhà, mở máy tính trả lời email, làm việc hoặc viết lách.
Để có thể dậy sớm, ông phải đi ngủ vào lúc 8h30 tối. "Khi ấy tôi đã kiệt sức, nhưng có cái tốt tôi sẽ không có thời gian làm những việc ngớ ngẩn như ăn vặt buổi tối nữa".
Karen Schwalbe-Jones - quản lý phòng tập thể hình Harmony Studios tại West Hollywood, đã có thói quen thức dậy lúc 4h sáng được 13 năm nay, từ khi con trai con trai bà ra đời. Người phụ nữ 48 tuổi này muốn dành khoảng thời gian sáng sớm để tập luyện trước khi bắt tay vào công việc.
Schwalbe-Jones thừa nhận bà cũng phải đánh đổi nhiều thứ. "Lối sinh hoạt này khiến tôi ít khi có thể gặp gỡ bạn bè. Hiện tại thì đó là sự lựa chọn tốt nhất cho gia đình tôi, nhưng tôi vẫn mong một ngày nào đó có thể ra ngoài ăn tối thoải mái mà không lo về muộn".
Tác giả bài viết: Hà Tường