Giáo dục

Vấn đề xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 rất đáng tiếc

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, trong năm học tới cần tập trung các điều kiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học 2018. Ảnh: Như Ý

Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu, giáo dục không phải làm là có kết quả ngay. Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo ngành giáo dục, lãnh đạo các địa phương dành nhiều thời gian để phân tích, lắng nghe về chưa được, giải pháp nào để khắc phục có hiệu quả.

Trước hết, là công tác đổi mới quản lý, phải chăng năm học này chúng ta mạnh dạn, quyết liệt để đổi mới cơ chế quản lý từ trung ương, địa phương thậm chí đến từng trường. Tự chủ phải ngấm đến từng trường, từng cán bộ công nhân viên.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, trong năm học tới tập trung các điều kiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Ngoài ra, cũng quan tâm đến các vấn đề trường lớp, nhà vệ sinh, nước sạch. Đây tưởng chừng là vấn đề nhỏ nhưng rất quan trọng, ngành giáo dục phải quan tâm từng cái nhỏ.

Rất mong, các đồng chí làm rõ phân công thế nào, tránh tình trạng có những việc xảy ra ở một đơn vị, lại không rõ trách nhiệm. Khai minh bạch chứ không có thu mập mờ, dẫn đến hoài nghi trong nhân dân. Vấn đề bạo hành trẻ cũng cần phải đẩy lùi.


Lãnh đạo Sở GD&ĐT Lào Cai phát biểu, trong thời gian tới địa phương sẽ quy hoạch lại mạng lưới trường lớp phải được ưu tiên. Mạng lưới quy hoạch lại tốt nhất để đáp ứng quyền lợi học tập nhân dân, giảm thiểu các điểm trường lẻ.

Cũng theo lãnh đạo Sở này, trước đây, nhận thức về nhà vệ sinh trường học trước đây chưa được quan tâm nhưng hiện nay đã khác.

Ngoài ra, xác định đội ngũ giáo viên là điều kiện tiên quyết, hàng đầu để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa vì vậy đề nghị Bộ giáo dục đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng đội ngũ quản lý cũng như giáo viên.

Thi THPT Quốc gia: trách nhiệm địa phương rất lớn

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cho rằng Kỳ thi cơ bản các tỉnh thành đều làm tốt. Kỳ thi THPT quốc gia tổ chức tại địa phương thì trách nhiệm của địa phương là rất lớn.

Phát biểu tại hội nghị ông Hà Kế San, Phó chủ tịch UBND Tỉnh Phú Thọ cho rằng, kỳ thi những năm qua rất bình lặng, học sinh không phải kéo nhau về Hà Nội. Tuy nhiên, chuyện xảy ra trong kỳ thi vừa rồi rất đáng tiếc, dư luận không đồng tình cũng đúng thôi. Vì giáo dục liên quan, ảnh hưởng đến từng gia đình.

Về kỳ thi THPT Quốc gia 2018, ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho biết, địa phương chỉ đạo các lực lực lượng, đơn vị phối hợp tổ chức nghiêm túc. Sau khi có kết quả, đã rà soát lại toàn bộ quy trình thi từ coi thi, chấm thi... Kết quả, địa phương đã tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Lãnh đạo TP Cần Thơ cũng báo cáo kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại địa phương diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Kể các các cuộc thi học sinh giỏi, thi tuyển vào lớp 10 thực hiện an toàn nghiêm túc, đúng quy chế. Việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, hiện nay nhân dân địa phương đánh giá cao, đỡ tốn kém, đảm bảo chất lượng.

Ông Hà Kế San, Phó chủ tịch UBND Tỉnh Phú Thọ đề nghị Bộ, Chính Phủ quan tâm sắp xếp lại hệ thống trường lớp, tinh giản giáo viên. Phú Thọ giảm 2.400 giáo viên, riêng giáo viên mầm non lại thiếu trầm trọng. Giáo viên giảm như vậy gây bức xúc rất lớn trong dư luận. Làm thế nào để chuyển từ công lập sang tư thục? Đề nghị Bộ Giáo dục nghiên cứu để có giải pháp giúp địa phương, để không đẩy giáo viên ra đường.

Tác giả: NGUYỄN HÀ

Nguồn tin: Báo Tiền phong

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP