Công mạnh, thủ chắc
Ngay từ khi giải đấu chưa diễn ra, U19 Nhật Bản đã được “chỉ mặt điểm tên” là một trong những ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch.
Tại VCK U19 châu Á, Nhật Bản rơi vào bảng C tử thần, nhưng đã xuất sắc giành ngôi nhất bảng với 7 điểm (thắng U19 Yemen 3-0, hòa U19 Iran 0-0, thắng U19 Qatar 3-0). Với thành tích bất bại, hiệu số bàn thắng bại +6 và không để lọt lưới bàn nào. Họ là đội bóng duy nhất chưa để lọt lưới ở giải đấu năm nay. Nên nhớ là ở giải năm nay, hàng thủ Nhật Bản đã đụng độ nhiều nền bóng đá khác nhau, tuy nhiên vẫn giữ được sự ổn định.
Ngay từ khi giải đấu chưa diễn ra, U19 Nhật Bản đã được “chỉ mặt điểm tên” là một trong những ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch.
Tại VCK U19 châu Á, Nhật Bản rơi vào bảng C tử thần, nhưng đã xuất sắc giành ngôi nhất bảng với 7 điểm (thắng U19 Yemen 3-0, hòa U19 Iran 0-0, thắng U19 Qatar 3-0). Với thành tích bất bại, hiệu số bàn thắng bại +6 và không để lọt lưới bàn nào. Họ là đội bóng duy nhất chưa để lọt lưới ở giải đấu năm nay. Nên nhớ là ở giải năm nay, hàng thủ Nhật Bản đã đụng độ nhiều nền bóng đá khác nhau, tuy nhiên vẫn giữ được sự ổn định.
U19 Nhật Bản thi đấu cũng cực kỳ ấn tượng.
Trong bài viết trên Sponichi, hàng thủ Nhật Bản đang được đánh giá rất cao. Công lớn thuộc về bộ đôi Yuta Nakayama và Takehiro Tomiyasu, những hậu vệ thi đấu đầy ổn định. Theo trang Sponichi, sự vững chắc của cặp trung vệ kết hợp cùng những tiền vệ phía trên luôn bọc lót kịp thời ảnh hưởng quan trọng đến khâu phòng ngự, từ đó góp phần giữ sạch lưới.
U19 Nhật Bản cũng là đội bóng có hàng công rất mạnh, đứng thứ 3 ở vòng bảng sau U19 Saudi Arabia và U19 Bahrain. Đội bóng đến từ xứ sở Mặt trời mọc có hai cầu thủ dẫn đầu danh sách vua phá lưới U19 châu Á 2016 là Yuto Iwasaki và Koki Ogawa với 3 bàn.
U19 Nhật Bản đã khẳng định được sức mạnh của mình ở giải U19 châu Á 2016. Với lối chơi tấn công đẹp mắt và hiệu quả, các học trò của HLV Atsushi Uchiyama đang khiến mọi đối thủ phải e ngại.
Giải mã “hiện tượng”, quyết phá dớp
U19 Nhật Bản đã được chuẩn bị rất kỹ cho vòng chung kết U19 châu Á 2016, bởi ngoài việc khẳng định vị thế của đội bóng hàng đầu châu lục, thì Nhật Bản còn muốn phá dớp chưa từng vô địch giải đấu trẻ dành cho lúa U19 này.
Thành tích cao nhất của họ tại đấu trường châu lục chỉ là 6 lần đoạt giải Á quân vào các năm 1973, 1994, 1998, 2000, 2002 và 2006. Hai năm trước, U19 Nhật Bản đã để thua CHDCND Triều Tiên tại tứ kết sau loạt sút penalty.Vì vậy, U19 Nhật Bản rất quyết tâm cho lần đầu tiên bước lên bục cao nhất.
Đối thủ của U19 Nhật Bản là U19 Việt Nam và xét trên mọi khía cạnh, thì cặp đấu này có sự chênh lệch quá rõ ràng. Trong quá khứ, U19 Việt Nam đã nhiều lần đối đầu với đội bóng đến từ xứ sở Mặt trời mọc.
Tính riêng trong năm 2014, U19 Việt Nam lứa Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường đã 3 lần đọ sức với U19 Nhật Bản. Trong đó có hai lần ở giải U19 Đông Nam Á 2014 và một lần VCK U19 châu Á 2014. Kết quả, U19 Việt Nam đều thất bại.
Trước đó, trận đấu đầu tiên giữa Việt Nam và Nhật Bản đã diễn ra với chiến thắng 1-0 thuộc về đội bóng Phù tang tại VCK giải U19 châu Á 2004. 6 năm sau, U19 Việt Nam gặp lại họ tại VCK giải U19 châu Á 2010. Tuy nhiên, ở lần tái đấu đó, chúng ta thậm chí còn thua đậm hơn với tỷ số 0-4.
Lần gặp lại nhau tại VCK U19 châu Á 2016 này U19 Việt Nam được xem là “hiện tượng” của giải, nhưng hành trình của thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn gặp thử thách cực lớn trước đội bóng mà mình chưa từng bao giờ giành chiến thắng trong quá khứ là Nhật Bản.
Tác giả bài viết: Huy Phong
Nguồn tin: