Chứng ù tai là khi chúng ta cảm nhận được trong tai mình có tiếng kêu lạ như tiếng gió thổi, tiếng huýt sáo, tiếng ve kêu, có thể ở một bên hay cả hai bên tai. Những âm thanh này chỉ có chính người bị ù tai cảm nhận được.
Ù tai có thể đi kèm với nghe kém, chóng mặt hay đau đầu, hoa mắt.
Ù tai có thể xuất hiện liên tục hay ù từng lúc. Người mắc chứng ù tai cảm nhận rõ nhất về đêm hay những lúc yên tĩnh. Ù tai có thể đi kèm với nghe kém, chóng mặt hay đau đầu, hoa mắt.
Biểu hiện này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do ráy tai tự nhiên tích tụ làm ngăn cản âm thanh đi vào đôi tai và làm cho bạn không nghe rõ, nếu vậy chỉ cần làm sạch ráy tai tiếng ù tai cũng sẽ biến mất.
Mặt khác, ù tai có thể gây ra bởi việc sử dụng thuốc quá liều. Có nhiều loại thuốc gây ù tai, đặc biệt là ở liều cao hơn, bao gồm các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, hoặc sử dụng aspirin liều cao cũng là nguyên nhân gây ù tai và suy giảm thính lực.
Ngoài ra, còn một số loại thuốc gây độc cho tai, làm tổn thương tế bào thính giác như aspirin, streptomycin, gentamycin, quinine. Tình trạng ù tai chỉ biến mất hoàn toàn nếu chúng ta ngưng dùng những loại thuốc trên gây hại cho thính lực.
Trong trường hợp bạn không uống thuốc, không có ráy tai mà tai vẫn bị ù kéo dài đến 2 tuần thì nên đi khám bác sỹ để khẩn trương bảo vệ đôi tai của mình khỏi những bệnh nguy hiểm:
Bệnh xơ cứng tai
Ngoài những nguyên nhân kể trên, ù tai có thể là dấu hiệu của bệnh xơ cứng tai. Xơ cứng tai là một rối loạn di truyền với nhiều tổn thương ở vùng bị xơ vữa, nằm trong sụn của xương thái dương. Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, có thể gây ù tai, điếc dẫn truyền, hoặc điếc thần kinh giác quan. Căn bệnh này chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật.
Kiểm tra tai khi xuất hiện dấu hiệu lạ.
Một số bệnh nguy hiểm khác
Ù tai có thể là triệu chứng của các bệnh như: u dây thần kinh âm thanh, cao huyết áp, tiểu đường.
Để bảo vệ đôi tai của mình, chúng ta không nên sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê. Tránh tiếp xúc các tiếng ồn quá mạnh, tránh nghe nhạc quá to hoặc qua tai nghe. Tăng cường các hoạt động tập thể dục, thể thao, các bài tập thiền, yoga, các bài tập thở. Có một lối sống lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí…
Tác giả bài viết: Thúy Nga (Tổng hợp)