Số hóa

TV OLED siêu mỏng giá hơn trăm triệu đồng

LG E6 là model TV OLED mới nhất của LG vừa được bán ra tại thị trường Việt Nam với một kích cỡ màn hình duy nhất là 65 inch và có giá bán 129 triệu đồng.

Hiện tại trên thị trường chỉ có LG phân phối TV sử dụng tấm nền OLED với chất lượng hiển thị vượt trội tuy nhiên giá bán của sản phẩm là trở ngại lớn nhất với người dùng.

LG E6 quay trở lại với thiết kế dạng phẳng và vẫn chạy WebOS 3.0


Trên model OLED mới của mình, LG sử dụng thiết kế màn hình phẳng truyền thống thay vì cong. Mẫu TV OLED mới của LG có thiết kế Picture On Glass, hãng đã đưa tấm nền OLED mỏng 2,57 mm vào giữa 2 tấm kính cường lực giúp cho G6 có thiết kế độc đáo mà không mẫu TV nào khác có được. Tấm kính cường lực phía sau được làm lớn hơn so với tấm nền OLED tạo thành đường viền trong suốt cho màn hình giúp tạo cảm giác không viền, việc này giúp tạo hiệu ứng hình ảnh nổi lên trên mặt kính và giúp người xem tập trung hơn vào nội dung hiển thị khi xem. Mặt sau được làm giống một tấm gương với hoa văn hình tam giác chìm phía sau tạo hiệu ứng đẹp mắt tuy nhiên dễ bám bụi bẩn.

Soundbar dạng phẳng hướng âm thanh về phía trước người dùng.


TV mới của LG có thiết kế loa tách rời giống dạng soundbar nên phần linh kiện phía sau máy không dày như các thế hệ trước đây, tuy nhiên, phần che các linh kiện lại được làm bằng nhựa nên giảm đi độ sang trọng của sản phẩm.

Cổng kết nối và nút Power được dời sang cạnh phải.


Hệ thống cổng kết nối của TV khá đầy đủ, được chia thành hai khu riêng biệt. Tổng cộng có 4 cổng HDMI, 2 cổng USB 2.0, 1 cổng USB 3.0 cùng với giắc ăng-ten, LAN, âm thanh Optical, giắc tai nghe và hai đường Component, Composite truyền thống. Nút nguồn của E6 cũng là một cần joystick điều khiển các tính năng của TV.

LG E6 được trang bị hai remote với thiết kế mới.


LG E6 được trang bị kèm theo 2 Magic Remote được thiết kế mới hoàn toàn với vỏ màu bạc thay vì đen như trước. Trong đó, một remote lớn với tính năng giống hệt trước đây tuy nhiên do thiết kế dạng thanh dài nên bất tiện hơn trước đây, còn remote nhỏ được rút gọn các phím bấm mà tập trung vào khả năng sử dụng con trỏ.

Tấm nền OLED thể hiện màu sắc và chi tiết gần như hoàn hảo.


LG E6 sử dụng tấm nền OLED 10 bit siêu mỏng với các điểm ảnh tự phát sáng giúp tạo độ tương phản cao và hiển thị màu sắc tốt hơn. Bên cạnh đó, mẫu TV OLED mới của LG cũng đạt được các chứng nhận về hiển thị hình ảnh như Ultra HD Premium của UHD Alliance, thể hiện được 99% tiêu chuẩn màu DCI, BT.2020, cũng như hỗ trợ trình diễn nội dung HDR theo chuẩn Dolby Vision và HDR10. Độ sáng của TV có thể lên đến 1.000 nit giúp hiển thị các nội dung HDR tốt hơn, các chi tiết vùng sáng lẫn vùng tối được tăng cường, giúp việc xem nội dung hiển thị giống như mắt người.

LG cũng đã hoàn thiện công nghệ WRGB OLED, màu đen của sản phẩm gần như hoàn hảo nhờ khả năng kiểm soát độ sáng ở từng điểm ảnh của tấm nền OLED, bên cạnh đó các chi tiết vùng tối vẫn được thể hiện rõ ràng đầy là điểm các TV LED thông thường hiện nay chưa làm được do công nghệ làm mờ cục bộ sẽ tắt hẳn một vùng đèn nền để tạo màu đen. Ngoài các thiết lập màu sắc mặc định giống như các model TV khác của mình thì LG còn đưa vào E6 thiết lập HDR Effect cho phép tuỳ chỉnh mức độ của hiệu ứng HDR.

LG đầu tư mạnh vào âm thanh TV khi sử dụng loa do Harman Kardon thiết kế.


LG đầu tư mạnh về âm thanh khi trang bị cho TV OLED của mình hệ thống loa 2.2 kênh công suất 40W do Harman Kardon phát triển. Hệ thống loa này được thiết kế kiểu soundbar đẹp mắt với các đường cắt chạy ngang thân loa. Hệ thống âm thanh của LG E6 cho chất lượng âm thanh hơn hẳn so với các model TV hiện nay và ngang ngửa với các soundbar rời.

LG E6 vẫn chạy hệ điều hành WebOS 3.0 quen thuộc trên các model TV cao cấp của hãng giúp cho sản phẩm khởi động nhanh, ngay khi màn hình vừa mở lên, bấm phím Home là có thể truy cập vào các tính năng thông minh, không phải đợi đến mấy giây như những phiên bản trước. Tốc độ chuyển kênh cũng nhanh hơn. Lợi thế của WebOS là giao diện đơn giản tập trung hiển thị nội dung và các ứng dụng ở cạnh dưới màn hình theo hang ngang. Tuy nhiên, LG đem lên WebOS 3.0 những tính năng mới tận dụng được chất lượng phần cứng cao cấp của TV 4K. Ví dụ, tính năng Live Zoom, chỉ cần bấm phím có sẵn trên điều khiển từ xa, người xem có thể phóng to một vùng trên màn hình theo các mức độ khác nhau từ 150% cho tới 200% hay 300%. Tính năng này hữu dụng trong các pha bóng đá khi người xem muốn nhìn thấy rõ hơn một cầu thủ hay một pha bóng tranh cãi...

WebOS 3.0 nhanh và dễ sử dụng tuy nhiên vẫn còn ít nội dung tiếng Việt.


Ngoài Live Zoom, WebOS 3.0 còn được tính hợp sẵn tính năng thu lại chương trình truyền hình. Người dùng có thể đặt lịch hẹn theo giờ với các chương trình truyền hình cáp hay lên lịch tự động với các kênh truyền hình số HD.

Tính năng xem đa kênh cho phép xem hai kênh truyền hình cùng lúc đối với những trận đấu cùng giờ. Nhưng cần lưu ý, TV hỗ trợ một truyền hình cáp và một truyền hình HD ở cổng HDMI chứ không thể hai kênh truyền hình cáp Analog cùng lúc.

Mẫu TV OLED 65 inch được trang bị kết nối không dây khá đầy đủ, từ Wi-Fi tích hợp sẵn để lướt web, Miracast hay Wi-Fi Direct để trao đổi nội dung, hình ảnh với smartphone. Chạy mượt và tập trung vào trải nghiệm, nhưng LG WebOS 3.0 vẫn còn hạn chế về mặt ứng dụng so với Apple TV hay Android TV. Tại thị trường Việt Nam, nền tảng của LG không còn nhiều ứng dụng xem phim, thưởng thức nội dung trực tuyến...

Giá tham khảo các mẫu TV OLED của LG tại Việt Nam:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP