Tại cuộc Họp báo thường kỳ về nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 và quý IV năm 2016 của Bộ NN-PTNT vào chiều 1/9, ông Nguyễn Văn Việt, Chánh thanh tra Bộ cho biết, mấy tháng gần đây, qua quá trình thanh tra thấy nổi lên vấn đề tiêm chích tạp chất vào tôm tại các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, việc kiểm soát vấn đề tiêm tạp chất vào tôm là cực kỳ khó dù cho phía Bộ đã tăng cường thanh kiểm tra.
Ngoài vấn đề bơm tạp chất vào tôm, tại các tỉnh phía Nam, tình trạng bơm nước vào trâu bò, lợn vẫn diễn ra khá phổ biến.
“Ước tính mỗi ngày có thể có 500 con trâu bò, lợn bị bơm nước vào cơ thể để tăng trọng lượng”. Ông Việt nói và cho biết, các cơ sở nhỏ lẻ thường làm vào ban đêm nên khó phát hiện, đặc biệt là chế tài xử phạt rất nhẹ, chỉ bị phạt có 6 triệu đồng nên không giải quyết được triệt để vấn đề.
Trâu bò bị bơm tạp chất trước để tăng trọng lượng cơ thể trước khi giết mổ
Về vấn đề chất cấm, ông Việt cho hay, qua việc lấy số liệu của 14 phòng thí nghiệm được bộ chỉ định hàng tháng, riêng tháng 7/2016 phát hiện 8 trường hợp sử dụng chất cấm salbutamol (chất tạo nạc thịt lợn) ở Bình Dương và Bình Định. Sang đến tháng 8, chỉ phát hiện 2 trường hợp sử dụng chất cấm, trong đó 1 trường hợp ở Bình Định sử dụng salbutamol, 1 trường hợp ở Bình Dương có hiện tượng sử dụng chất cấm vàng ô.
“Ngoài ra, qua quá trình thanh tra nhận thấy các nhà máy thức ăn chăn nuôi có sử dụng hóa chất trong công nghiệp vào thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt, họ còn sử dụng một chất gần giống với chất salbutamol, song chất này hiện được một số nước trên thế giới cho phép sử dụng còn ở Việt Nam không cho phép nhưng cũng không cấm”, ông Việt nói.
Riêng về dư lượng thuốc kháng sinh, tính đến thời điểm hiện tại, dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giảm đi một cách rõ rệt. Bởi nguồn cấp kháng sinh ở gần 30 doanh nghiệp được phép nhập vào đã được khống chế.
Trong khi đó, ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT) cũng cho biết, tỷ lệ giám sát thịt phát hiện tồn dư hóa chất cấm, kháng sinh vượt giới hạn 0,31%, giảm khá nhiều so với năm 2015 (2,5%).
Với mặt hàng rau củ quả, lấy 450 mẫu để kiểm tra trong tháng 8, số mẫu phát hiện tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng hiện chỉ còn 3,43% (năm 2015 là 8,6%). Nhưng riêng về mặt hàng thủy sản, số mẫu tồn dư hóa chất, chất cấm, chất kháng sinh lại tăng. Cụ thể, năm 2015 chỉ có 0,89% mẫu phát hiện vi phạm thì 8 tháng đầu năm 2016 tăng lên 1,23% mẫu.
Theo lãnh đạo bộ, sang đến tháng 9 sẽ tiếp tục đẩy mạnh kiểm soát hoạt động bơm tạp chất vào tôm, bơm nước vào trâu bò và lợn. Ngoài ra, tăng cường thêm công tác kiểm soát chất cấm bởi vừa rồi Bộ Y tế lại cho nhập lại chất cấm salbutamol.
Ngoài vấn đề bơm tạp chất vào tôm, tại các tỉnh phía Nam, tình trạng bơm nước vào trâu bò, lợn vẫn diễn ra khá phổ biến.
“Ước tính mỗi ngày có thể có 500 con trâu bò, lợn bị bơm nước vào cơ thể để tăng trọng lượng”. Ông Việt nói và cho biết, các cơ sở nhỏ lẻ thường làm vào ban đêm nên khó phát hiện, đặc biệt là chế tài xử phạt rất nhẹ, chỉ bị phạt có 6 triệu đồng nên không giải quyết được triệt để vấn đề.
Trâu bò bị bơm tạp chất trước để tăng trọng lượng cơ thể trước khi giết mổ
Về vấn đề chất cấm, ông Việt cho hay, qua việc lấy số liệu của 14 phòng thí nghiệm được bộ chỉ định hàng tháng, riêng tháng 7/2016 phát hiện 8 trường hợp sử dụng chất cấm salbutamol (chất tạo nạc thịt lợn) ở Bình Dương và Bình Định. Sang đến tháng 8, chỉ phát hiện 2 trường hợp sử dụng chất cấm, trong đó 1 trường hợp ở Bình Định sử dụng salbutamol, 1 trường hợp ở Bình Dương có hiện tượng sử dụng chất cấm vàng ô.
“Ngoài ra, qua quá trình thanh tra nhận thấy các nhà máy thức ăn chăn nuôi có sử dụng hóa chất trong công nghiệp vào thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt, họ còn sử dụng một chất gần giống với chất salbutamol, song chất này hiện được một số nước trên thế giới cho phép sử dụng còn ở Việt Nam không cho phép nhưng cũng không cấm”, ông Việt nói.
Riêng về dư lượng thuốc kháng sinh, tính đến thời điểm hiện tại, dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giảm đi một cách rõ rệt. Bởi nguồn cấp kháng sinh ở gần 30 doanh nghiệp được phép nhập vào đã được khống chế.
Trong khi đó, ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT) cũng cho biết, tỷ lệ giám sát thịt phát hiện tồn dư hóa chất cấm, kháng sinh vượt giới hạn 0,31%, giảm khá nhiều so với năm 2015 (2,5%).
Với mặt hàng rau củ quả, lấy 450 mẫu để kiểm tra trong tháng 8, số mẫu phát hiện tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng hiện chỉ còn 3,43% (năm 2015 là 8,6%). Nhưng riêng về mặt hàng thủy sản, số mẫu tồn dư hóa chất, chất cấm, chất kháng sinh lại tăng. Cụ thể, năm 2015 chỉ có 0,89% mẫu phát hiện vi phạm thì 8 tháng đầu năm 2016 tăng lên 1,23% mẫu.
Theo lãnh đạo bộ, sang đến tháng 9 sẽ tiếp tục đẩy mạnh kiểm soát hoạt động bơm tạp chất vào tôm, bơm nước vào trâu bò và lợn. Ngoài ra, tăng cường thêm công tác kiểm soát chất cấm bởi vừa rồi Bộ Y tế lại cho nhập lại chất cấm salbutamol.
Tác giả bài viết: B.Hân