Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Toà Trọng tài vừa ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố không công nhận phán quyết và nhiều dấu hiệu cho thấy căng thẳng trên Biển Đông sẽ gia tăng. Hai bên dự kiến sẽ thảo luận các vấn đề về Biển Đông, về các cuộc tập trận chung...
Trước đó, theo hãng tin Reuters, một số quan chức Mỹ cho biết nước này đang âm thầm mở chiến dịch ngoại giao để giảm căng thẳng trên Biển Đông.
Nỗ lực của Mỹ nhằm làm dịu tình hình khu vực Biển Đông được đưa ra sau khi phán quyết của Toà Trọng tài đối mặt với phản ứng đầu tiên khi Đài Loan điều một tàu chiến đến vùng biển này. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã nói với các thủy thủ của tàu rằng nhiệm vụ của họ là bảo vệ chủ quyền trên biển của đảo Đài Loan. Theo phán quyết của PCA, Đài Loan không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh Itu Aba, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa mà Đài Loan gọi là Thái Bình vì xác định đây là "bãi đá" chứ không phải đảo.
Các quan chức Mỹ hy vọng chiến dịch ngoại giao của Mỹ sẽ thành công hơn ở Indonesia trong bối cảnh nước này đang dự định đưa hàng trăm ngư dân đến quần đảo Natuna để khẳng định chủ quyền đối các vùng biển phụ cận ở Biển Đông mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, cũng như thành công hơn tại Philippines, quốc gia có ngư dân thường xuyên bị các tàu của lực lượng tuần duyên và Hải quân Trung Quốc sách nhiễu.
Phán quyết của Toà Trọng tài dự kiến sẽ chi phối chương trình nghị sự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) tổ chức tại Lào vào cuối tháng này.
Tác giả bài viết: Duy Anh
Nguồn tin: