Thế giới

Trung Quốc đừng vội ăn mừng chiến thắng khi ASEAN rút tuyên bố chung

Trung Quốc đã đề ra ba mục tiêu trước trước, trong hội nghị và thực tế đã thất bại cả ba.

Diplomat ngày 16/6 đăng tải bình luận của tác giả Prashanth Parameswaran cho biết, tại hội nghị thượng đỉnh các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc ở Côn Minh tuần này, rõ ràng Trung Quốc một lần nữa đã tham gia vào việc ngăn cản việc phát hành tuyên bố chung của các nước ASEAN giống như họ đã từng làm ở Phnom Penh năm 2012.

Điều này có thể được xem như một sự thành công trong chiến lược "chia để trị" cyar Trung Quốc, trong đó lợi dụng các nước ASEAN nhỏ để phá hoại sự đoàn kết trong khối.

Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc tại Côn Minh.

Tuy nhiên, dựa trên những gì mà Trung Quốc đã thể hiện trước cuộc họp cũng như khi nghiên cứu kỹ hơn về phản ứng của hiệp hội ASEAN và các nước thành viên trong các cuộc thảo luận riêng tư và trong các tuyên bố chung đã và không phát hành, Parameswaran nhận thấy rằng Bắc Kinh thực tế đã thất bại trong việc đạt được mục tiệu dự định của mình và số quốc gia ASEAN phản đối Trung Quốc tại thời điểm này đã tăng so với trước kia.

Theo các tuyên bố mà các quan chức Trung Quốc đưa ra trước cuộc họp, Bắc Kinh muốn ASEAN thừa nhận 3 khía cạnh theo quan điểm của mình gồm:

Thứ nhất, Trung Quốc và các nước ASEAN nên làm việc nhiều hơn để giải quyết các khác biệt trong vấn đề Biển Đông mà không cần sự can thiệp của bên ngoài, trong đó có phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (PAC).

Thứ hai, Trung Quốc muốn ASEAN thừa nhận rằng vấn đề Biển Đông đang gây ảnh hưởng tới quan hệ khá thành công và chuẩn bị kỷ niệm 25 năm của Bắc Kinh với một số quốc gia Đông Nam Á và các nước ASEAN không nên "thổi phồng" nó.

Thứ ba, Biển Đông không phải là vấn đề giữa khối ASEAN và Trung Quốc, mà là vấn đề song phương giữa Bắc Kinh và lần lượt 4 quốc gia thành viên của hiệp hội.

Mặc dù Trung Quốc thành công trong chiến thuật ngăn ASEAN ra tuyên bố chung lên án công khai hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông, nhưng quốc gia này vẫn không đạt được mục tiêu như dự định.

Thất bại thứ nhất, thực tế đã chứng minh rằng Trung Quốc và ASEAN đã từng làm việc rất nhiều để xử lý các khác biệt trong vấn đề Biển Đông mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài.

Nhưng hội nghị ở Côn Minh là minh họa rõ ràng nhất rằng ASEAN và Trung Quốc không thể giải quyết vấn đề này thành công chừng nào Bắc Kinh còn tiếp tục cố tình phá hoại sự đoàn kết của hiệp hội, ngăn tổ chức này nhấn mạnh lập trường riêng của mình.

Theo một nhà ngoại giao Đông Nam Á quen thuộc với sự kiện tại Côn Minh, ASEAN đã chuẩn bị bản tuyên bố chung như Malaysia công bố lúc đầu và Trung Quốc biết rất rõ điều đó. Nhưng thay vì cho phép ASEAN đoàn kết và công khai bày tỏ lập trường của mình, Bắc Kinh đã gây sức ép với đồng minh của mình trong khối, đặc biệt là Campuchia và Lào - Chủ tịch ASEAN năm nay - để rút lại tuyên bố.

Trong ngắn hạn, thay vì giải quyết vấn đề này cùng với các nước ASEAN, Trung Quốc đã chọn để làm suy yếu khả năng của ASEAN, thậm chí là ngăn không cho nói rõ lập trường riêng của mình.



Trung Quốc sẽ không đạt được thành công trong âm mưu chia rẽ sự đoàn kết trong khối ASEAN.

"Cách tiếp cận chiến thắng-thua của Trung Quốc làm cho biện pháp ngoại giao trông không khả thi và thúc đẩy các lựa chọn khác mà Bắc Kinh không thích hoặc cho là không hợp lý", nguồn tin ngoại giao cho biết.

Một nguồn tin ngoại giao riêng biệt từ một quốc gia Đông Nam Á khẳng định với Diplomat rằng không có "nhầm lẫn" về những gì đã xảy ra tại Côn Minh. "Đây rõ ràng là những gì đã xảy ra và tại sao nó xảy ra", ông nói.

Thất bại thứ hai, Trung Quốc muốn nhấn mạnh rằng vấn đề Biển Đông đã bị thổi phồng và điều đó là không nên, rằng đó chỉ là một vấn đề nhỏ trong quan hệ đối tác khác rất thành công của Trung Quốc với ASEAN chuẩn bị kỷ niệm 25 năm - cũng đã không đạt được.

Về cơ bản, tuyên bố của ASEAN được tạm chia thành hai nửa. Nửa đầu đề cập tới tình trạng của mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc và sự chuẩn bị cho lễ kỷ niệm lần thứ 25; nửa thứ hai rất đề cập cụ thể tới vấn đề Biển Đông và khẳng định rằng Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc.

Về cơ bản, tuyên bố chung giống như một sự khiển trách của ASEAN đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Mặc dù tuyên bố chung không trực tiếp đề cập tới tên Trung Quốc khi bày tỏ lo ngại về vấn đề Biển Đông, động thái khiến nhiều nhà phê bình thất vọng, hay nó đã bị rút lại, nhưng nó đã cho thấy một sự đột phá lớn của ASEAN trong việc công khai bày tỏ lập trường thống nhất trong một tuyên bố chung, đối lập với cách tiếp cận mà Bắc Kinh nhắm tới trước cuộc họp.

Theo tác giả bài viết, mặc dù tuyên bố chung đã bị rút lại, nhưng có thể thấy phần lớn các quốc gia Đông Nam Á đang có thái độ mạnh mẽ và đoàn kết mạnh mẽ chưa từng thấy trong việc lên án các hành động bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông.

Điểm cuối cùng, mặc dù Lào - Chủ tịch ASEAN năm nay - đã rút lại tuyên bố chung do áp lực từ Trung Quốc. Nhưng phản ứng mạnh mẽ sau đó của các quốc gia không có yêu sách như Singapore và Indonesia đã phá vỡ những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giảm nhẹ các tranh chấp khi nói rằng đó là vấn đề cá nhân giữa nó và 4 quốc gia có tuyên bố chủ quyền trong ASEAN.

Singapore, quốc gia giữ vai trò quan trọng như điều phối viên của Trung Quốc và ASEAN, đã công khai thể hiện sự bất bình về những nỗ lực của Bắc Kinh chia rẽ ASEAN trước phán quyết sắp tới của PCA cả trước, trong và sau hội nghị Côn Minh.

Thậm chí, Singapore còn công khai phát hành thông cáo báo chí riêng, bày tỏ sự quan tâm rất lớn đối với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, khi tuyên bố chung bị rút lại. Đây là một tín hiệu thể hiện rõ sự bất mãn của Singapore với vụ việc.

Indonesia - quốc gia lớn nhất Đông Nam Á và vốn có phản ứng khá "mềm" trong vấn đề Biển Đông do chịu sức ép lớn từ sự ràng buộc về kinh tế với Bắc Kinh - cũng đã ban hành tuyên bố công khai của riêng mình, trong đó nêu rõ rằng hòa bình và ổn định sẽ khó có thể đạt được khi không tôn trọng luật pháp quốc tế.

Kết lại, mặc dù việc đưa ra tuyên bố chung của ASEAN tại Côn Minh thất bại, nhưng nó đã cho thấy một tín hiệu đáng mừng rằng phần lớn các nước ASEAN đang nỗ lực chưa từng có để bảo vệ các nước thành viên và sự đoàn kết của khối trước các mối đe dọa to lớn từ Trung Quốc ở Biển Đông.

Tác giả bài viết: Hoàng Hải

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP