Ngày 19/7, truyền thông đưa tin cho biết New Delhi đã triển khai gần 100 xe tăng T-72 tới gần khu vực biên giới Trung Quốc, tại khu vực thung lũng phía đông tỉnh Ladakh. Giới chức quân sự Ấn Độ khẳng định rằng đây là một động thái cần thiết.
Tới ngày 21/7, Bộ Thương mại Trung Quốc lên tiếng cảnh báo về hành động này của Ấn Độ và khẳng định rằng Bắc Kinh có thể sẽ suy nghĩ lại về chiến lược đầu tư của nước này tại Ấn Độ.
Theo Global Times, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong nửa đầu năm 2016, tăng trưởng tới 59%. Hàng loạt các doanh nghiệp Trung Quốc, gồm các nhà chế tạo điện thoại thông minh như Xiaomi và hãng sản xuất máy tính như Lenovo đã lựa chọn Ấn Độ để đầu tư và đang tiếp tục mở rộng hoạt động.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đang tăng trưởng, trong khi nhu cầu nhập khẩu của Ấn Độ cũng đang tăng lên khiến Ấn Độ phải tìm kiếm nhiều cơ hội hơn tại Trung Quốc. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Do có mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế, tờ Global Times mới đây đã đăng tải bình luận với đầy thông điệp cảnh báo gửi tới New Delhi nhằm lên án và buộc Ấn Độ thay đổi kế hoạch triển khai xe tăng tới biên giới tranh chấp giữa hai nước.
"Tuy nhiên, điều khó hiểu là trong khi triển khai xe tăng tới biên giới thì Ấn Độ vẫn tiếp tục theo đuổi đầu tư từ Trung Quốc.
Trong bảng xếp hạng của World Bank về độ cởi mở trong kinh doanh, Ấn Độ xếp thứ 130/189 các quốc gia được xếp hạng. Dù đặt mục tiêu nằm trong top 100 trong bảng xếp hạng trên, nhưng Ấn Độ dường như đang đi ngược lại định hướng này”, Global Times viết.
Theo tờ báo trên, để hợp tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc tiến triển hơn, hai bên cần bỏ qua những bất đồng và căng thẳng chính trị. Về lâu dài, mối quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc còn mang nhiều tiềm năng, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo. Để điều đó trở thành hiện thực, cả Trung Quốc và Ấn Độ cần nỗ lực hơn nữa, xóa bỏ những hiểu lầm để đặt nền tảng vững chắc cho sự phát hợp tác triển kinh tế và thương mại giữa hai quốc gia.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và New Delhi đang gia tăng trong những tháng gần đây. Hôm 19/7 vừa qua không phải là lần đầu tiên Ấn Độ đưa xe tăng tới biên giới Trung Quốc. Năm 1962, New Delhi đã từng đưa xe tăng tới khu vực này nhưng đã phải rút lui sau khi thua trận Bắc Kinh trong cuộc chiến Ấn – Trung.
Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục đe dọa xâm nhập các trạm biên phòng của Ấn Độ dọc biên giới 2 nước, đồng thời triển khai các tuyến đường, sân bay ở khu vực này khiến Ấn Độ lo ngại.
Một xe tăng T-90 của Ấn Độ (Ảnh: AFP)
Tới ngày 21/7, Bộ Thương mại Trung Quốc lên tiếng cảnh báo về hành động này của Ấn Độ và khẳng định rằng Bắc Kinh có thể sẽ suy nghĩ lại về chiến lược đầu tư của nước này tại Ấn Độ.
Theo Global Times, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong nửa đầu năm 2016, tăng trưởng tới 59%. Hàng loạt các doanh nghiệp Trung Quốc, gồm các nhà chế tạo điện thoại thông minh như Xiaomi và hãng sản xuất máy tính như Lenovo đã lựa chọn Ấn Độ để đầu tư và đang tiếp tục mở rộng hoạt động.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đang tăng trưởng, trong khi nhu cầu nhập khẩu của Ấn Độ cũng đang tăng lên khiến Ấn Độ phải tìm kiếm nhiều cơ hội hơn tại Trung Quốc. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Do có mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế, tờ Global Times mới đây đã đăng tải bình luận với đầy thông điệp cảnh báo gửi tới New Delhi nhằm lên án và buộc Ấn Độ thay đổi kế hoạch triển khai xe tăng tới biên giới tranh chấp giữa hai nước.
"Tuy nhiên, điều khó hiểu là trong khi triển khai xe tăng tới biên giới thì Ấn Độ vẫn tiếp tục theo đuổi đầu tư từ Trung Quốc.
Trong bảng xếp hạng của World Bank về độ cởi mở trong kinh doanh, Ấn Độ xếp thứ 130/189 các quốc gia được xếp hạng. Dù đặt mục tiêu nằm trong top 100 trong bảng xếp hạng trên, nhưng Ấn Độ dường như đang đi ngược lại định hướng này”, Global Times viết.
Theo tờ báo trên, để hợp tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc tiến triển hơn, hai bên cần bỏ qua những bất đồng và căng thẳng chính trị. Về lâu dài, mối quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc còn mang nhiều tiềm năng, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo. Để điều đó trở thành hiện thực, cả Trung Quốc và Ấn Độ cần nỗ lực hơn nữa, xóa bỏ những hiểu lầm để đặt nền tảng vững chắc cho sự phát hợp tác triển kinh tế và thương mại giữa hai quốc gia.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và New Delhi đang gia tăng trong những tháng gần đây. Hôm 19/7 vừa qua không phải là lần đầu tiên Ấn Độ đưa xe tăng tới biên giới Trung Quốc. Năm 1962, New Delhi đã từng đưa xe tăng tới khu vực này nhưng đã phải rút lui sau khi thua trận Bắc Kinh trong cuộc chiến Ấn – Trung.
Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục đe dọa xâm nhập các trạm biên phòng của Ấn Độ dọc biên giới 2 nước, đồng thời triển khai các tuyến đường, sân bay ở khu vực này khiến Ấn Độ lo ngại.
Tác giả bài viết: Danh Tuyên