Thời tiết chuyển mùa se lạnh về đêm dễ khiến bạn bị ho, đau họng. Với 3 loại củ quả đơn giản, phổ biến dưới đây, bạn hoàn toàn có thể trị dứt điểm triệu chứng ho, đau họng nhanh chóng:
Quả lê
Theo Trung y, lê có vị ngọt, tính hàn, thịt quả vừa mềm lại vừa nhiều nước. Loại trái cây này không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, sinh tân, giải khát mà còn giảm bớt cảm giác khô rát cho cổ họng trong tiết trời hanh khô của mùa thu.
Quả lê
Theo Trung y, lê có vị ngọt, tính hàn, thịt quả vừa mềm lại vừa nhiều nước. Loại trái cây này không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, sinh tân, giải khát mà còn giảm bớt cảm giác khô rát cho cổ họng trong tiết trời hanh khô của mùa thu.
Lê có thể ăn sống, cũng có thể nấu chín. Người thích thưởng thức lê tươi nên gọt vỏ, cắt miếng rồi ăn trực tiếp hoặc xay lấy nước.
Tuy nhiên, lê có tính lạnh, những người thể chất hư hàn hoặc ho do nhiễm lạnh không được ăn trực tiếp mà nên chưng cách thủy. Các đối tượng sợ lạnh hoặc dạ dày suy yếu càng nên hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn lê.
Mã thầy
Mã thầy được Trung y ví tặng cho mỹ danh "tuyết lê trong lòng đất". Loại củ này vốn có vị ngọt, tính hàn, giúp thanh phế, nhuận họng, hóa thấp, khử đờm.
Do những đặc tính và công dụng trên, mã thầy cũng được coi như "thần dược bảo vệ cổ họng" vào mùa thu. Chưa dừng lại ở đó, loại củ trên còn giúp các chứng ho khan, miệng khô, cổ họng khó chịu khi thời tiết chuyển mùa.
Tuy nhiên, mã thầy là thực phẩm không dễ tiêu, lại có tính hàn. Bởi vậy, những người có công năng tiêu hóa kém cùng trẻ em và người cao tuổi không nên ăn nhiều.
Đặc biệt, ăn mã thầy tươi nhất định phải bỏ vỏ, bởi loại củ này sinh trưởng nơi ruộng nước, vỏ rất dễ có ký sinh trùng hoặc các chất bẩn bám vào.
Củ cải trắng
Được mệnh danh là "tiểu nhân sâm", củ cải trắng sở hữu không ít những công dụng thần kỳ.
Trung Y cho rằng, củ cải trắng tươi có vị cay, tính mát, khi nấu chín lại có vị ngọt, tính bình, sở hữu tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, bổ nước, lợi tiểu, tiêu đờm, khỏi ho, ăn chín lại giúp bổ tỳ, ích vị, tiêu thực, hạ khí...
Đặc biệt, ăn mã thầy tươi nhất định phải bỏ vỏ, bởi loại củ này sinh trưởng nơi ruộng nước, vỏ rất dễ có ký sinh trùng hoặc các chất bẩn bám vào.
Củ cải trắng
Được mệnh danh là "tiểu nhân sâm", củ cải trắng sở hữu không ít những công dụng thần kỳ.
Trung Y cho rằng, củ cải trắng tươi có vị cay, tính mát, khi nấu chín lại có vị ngọt, tính bình, sở hữu tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, bổ nước, lợi tiểu, tiêu đờm, khỏi ho, ăn chín lại giúp bổ tỳ, ích vị, tiêu thực, hạ khí...
Củ cải trắng rất phổ biến vào mùa thu, đồng thời còn hỗ trợ điều trị các chứng ho khan, ho có đờm, viêm họng, khản tiếng…
Mặc dù củ cải trắng là loại củ "đại bổ", nhưng những người mắc chứng khí hư, dương hư, táo bón không nên ăn để tránh bệnh tình trở nặng.
Chanh
Trong quả chanh chứa nhiều vitamin C không những tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn loại bỏ các chất độc trong cơ thể và kháng khuẩn cho cổ họng.
Ngậm một ly nước chanh ấm thêm chút muối sẽ giúp sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác ngứa rát cổ họng hoặc uống nước chanh mật ong sẽ mang đến hiệu quả tích cực cho nếu bạn áp dụng nhiều lần trong ngày.
Quả khế
Bài thuốc chữa đau rát họng do bị ho hay viêm họng từ quả khế cũng được khá nhiều người áp dụng như sau:
Đem 1/2 kg khế chua rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy nước cốt, cho thêm chút muối vào khuấy đều rồi ngậm và nuốt từ từ. Chất acid hữu cơ trong khế rất tốt trong việc sát khuẩn cho cổ họng và giảm đau rát họng hiệu quả đấy.
Tác giả bài viết: Nhã Nam (Tổng hợp)