Chưa từng có bất cứ trào lưu hay xu hướng nào lại có sức lan tỏa và thu hút hàng triệu người hưởng ứng trên mọi phương tiện, từ facebook, youtube tới cả truyền hình như trào lưu xin lỗi hiện nay.
Mở đầu cho trào lưu này là clip ông Trần Quí Thanh gửi lời xin lỗi tới người tiêu dùng cả nước, sau đó được tiếp nối bằng những câu chuyện của những người lao động bình dân, sinh viên, những nghệ sỹ, cầu thủ bóng đá… Lời xin lỗi thốt ra tự đáy lòng những con người từ bình thường đến nổi tiếng, từ thành đạt cho đến người tàn tật, có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn.
Những lời chân thành từ trái tim đã chạm đến trái tim và làm tuôn rơi không biết bao nhiêu là nước mắt.
Clip xin lỗi mở đầu của doanh nhân Trần Quí Thanh và những người lao động bình dân xung quanh ông, cùng với một sinh viên ăn tết xa nhà đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của hàng triệu cư dân mạng. Đã có 2,7 triệu lượt xem clip này và ngay lập tức tạo nên trào lưu xin lỗi gửi tới người thân, gia đình, bạn bè trong dịp cuối năm này.
Trên mạng xã hội Facebook, một bạn trẻ có nickname “Lạc Trôi” chia sẻ: “Xem xong là ứa nước mắt, xem xong là muốn gọi về nhà xin lỗi ba mẹ, ông bà liền”.
Ở một cảm xúc khác, Facebooker Huỳnh Dũng chia sẻ: “Con xin lỗi bố mẹ vì những cuộc điện thoại con gọi về dần thưa đi, những lời hỏi han sức khỏe bố mẹ cũng vì thế mà ít đi, những lần về thăm nhà cũng vội vã hơn. Con biết bố mẹ buồn lắm vì tuổi già cô quạnh, lại lo nghĩ cho chúng con nhiều hơn. Con xin lỗi bố mẹ, Tết này con sẽ về sớm, con nhớ bố mẹ!”
Bạn BeHaiAnh lại tự hứa “Mỗi ngày đều sẽ nhắc mình trân trọng hơn những người bên cạnh, yêu thì nói, sai thì xin lỗi, nhất định không ngại ngần gì nữa đâu”.
Không chỉ lan tỏa và thu hút hàng triệu lượt quan tâm, tương tác trên cộng đồng mạng, trào lưu xin lỗi còn xuất hiện trên cả Đài truyền hình Việt Nam – VTV9 bằng một chương trình thực tế với tên gọi “Lời xin lỗi”.
Để có được những phóng sự thực tế trong một khoảng thời gian rất ngắn và phát sóng liên tục, ê-kíp chương trình đã làm việc ngày đêm để chạy đua với thời gian. “Sự kiện ông Trần Quí Thanh xin lỗi người tiêu dùng đã tạo cảm hứng cho anh em chúng tôi thấy cần phải làm một điều gì đó để góp phần lan tỏa giá trị nhân văn cao đẹp này tới tất cả mọi người.
Những nhân vật mà chúng tôi giới thiệu tới khán giả cả nước có thể không phải là những hoàn cảnh tận cùng, những câu chuyện giật gân nhất, nhưng họ thực sự là những người vượt lên chính mình, mong muốn đến cháy bỏng được gửi lời xin lỗi chân thành đến những người thân yêu trong dịp năm mới đang về”, đạo diễn chương trình cho biết.
Chương trình đã gây ra sức ảnh hưởng lớn tới khán giả cả nước và là một bước đột phá trong trào lưu xin lỗi hiện nay. Có thể nói, chưa từng có bất cứ trào lưu hay xu hướng nào lại có sức lan tỏa và được hàng triệu người hưởng ứng trên mọi phương tiện, dưới mọi hình thức đến như vậy.
Khác với những trào lưu thoáng qua của một bộ phận giới trẻ, trào lưu xin lỗi ra đời và lan rộng khắp mọi vùng miền, mọi lứa tuổi, mọi thành phần nghề nghiệp. Mỗi người, mỗi lời xin lỗi ẩn chứa một câu chuyện xúc động phía sau, nhưng tất cả khi nói ra đều nhận được sự chân thành và cảm thông từ hàng triệu người khác.
Nếu người xem ngậm ngùi với lời xin lỗi của cựu tuyển thủ U23 Việt Nam trót bán độ, của “gã giang hồ” hoàn lương nấu cháo từ thiện “trả nợ đời”, thì sẽ không khỏi nghẹn ngào, rơi nước mắt với những lời xin lỗi của thày tu nơi cửa phật, của cô sinh viên đồng nát hay của chàng trai câm điếc gửi tới mẹ vì những lựa chọn tương lai, những quyết tâm thay đổi cuộc đời qua “tấm chữ”.
Những lời xin lỗi của họ nếu xét trên cái nhìn thông thường, không bao giờ là lỗi lầm để phải tha thứ mà ngược lại, từng số phận, từng câu chuyện lại cho chúng ta thấy nghị lực phi thường của mỗi con người bình dị đến thiệt thòi tìm đường vươn lên trong cuộc sống, lựa chọn tương lai.
Đến đây chúng ta mới thấm thía câu nói “Đôi khi giá trị của lời xin lỗi không nằm ở sự đúng sai, mà một lời xin lỗi chân thành là cách nhanh nhất để thể hiện sự quan tâm và mong muốn kết nối với những người mà chúng ta thật sự trân trọng”.
Trào lưu xin lỗi không chỉ gây sốt với hàng triệu cư dân mạng mà nó còn tạo ra sự chú ý đặc biệt tới các học giả, nhà tri thức, văn hóa hàng đầu Việt Nam hiện nay. Ông Trần Nhật Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông và Phát triển cho biết: những giá trị truyền thống mang tính dân tộc như yêu thương, đùm bọc, cảm thông và bỏ qua cho nhau gần đây vốn bị lu mờ nhưng đang được đánh thức lại với trào lưu xin lỗi đầy tính nhân văn hiện nay.
Ở một góc độ khác, GS.TS Khoa học Trần Ngọc Thêm chia sẻ: trào lưu xin lỗi hiện nay không chỉ là nét tươi mới trong văn hóa Việt mà nó còn chứng minh tâm thế luôn mở lòng tiếp nhận những cái hay, cái chính đáng của người Việt. Hy vọng, những hiệu ứng tốt đẹp mà trào lưu xin lỗi đang tạo ra sẽ trở thành nét văn hóa ứng xử lâu dài.
Mở đầu cho trào lưu này là clip ông Trần Quí Thanh gửi lời xin lỗi tới người tiêu dùng cả nước, sau đó được tiếp nối bằng những câu chuyện của những người lao động bình dân, sinh viên, những nghệ sỹ, cầu thủ bóng đá… Lời xin lỗi thốt ra tự đáy lòng những con người từ bình thường đến nổi tiếng, từ thành đạt cho đến người tàn tật, có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn.
Những lời chân thành từ trái tim đã chạm đến trái tim và làm tuôn rơi không biết bao nhiêu là nước mắt.
Doanh nhân Trần Quí Thanh trong clip xin lỗi người tiêu dùng.
Clip xin lỗi mở đầu của doanh nhân Trần Quí Thanh và những người lao động bình dân xung quanh ông, cùng với một sinh viên ăn tết xa nhà đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của hàng triệu cư dân mạng. Đã có 2,7 triệu lượt xem clip này và ngay lập tức tạo nên trào lưu xin lỗi gửi tới người thân, gia đình, bạn bè trong dịp cuối năm này.
Trên mạng xã hội Facebook, một bạn trẻ có nickname “Lạc Trôi” chia sẻ: “Xem xong là ứa nước mắt, xem xong là muốn gọi về nhà xin lỗi ba mẹ, ông bà liền”.
Ở một cảm xúc khác, Facebooker Huỳnh Dũng chia sẻ: “Con xin lỗi bố mẹ vì những cuộc điện thoại con gọi về dần thưa đi, những lời hỏi han sức khỏe bố mẹ cũng vì thế mà ít đi, những lần về thăm nhà cũng vội vã hơn. Con biết bố mẹ buồn lắm vì tuổi già cô quạnh, lại lo nghĩ cho chúng con nhiều hơn. Con xin lỗi bố mẹ, Tết này con sẽ về sớm, con nhớ bố mẹ!”
Bạn BeHaiAnh lại tự hứa “Mỗi ngày đều sẽ nhắc mình trân trọng hơn những người bên cạnh, yêu thì nói, sai thì xin lỗi, nhất định không ngại ngần gì nữa đâu”.
Người góa phụ mới 48 tuổi mà trông như ngoài 60 vì một đời ngược xuôi mò cua bắt ốc nuôi 14 người con đã gây xúc động lớn trên chương trình “Lời xin lỗi”.
Không chỉ lan tỏa và thu hút hàng triệu lượt quan tâm, tương tác trên cộng đồng mạng, trào lưu xin lỗi còn xuất hiện trên cả Đài truyền hình Việt Nam – VTV9 bằng một chương trình thực tế với tên gọi “Lời xin lỗi”.
Để có được những phóng sự thực tế trong một khoảng thời gian rất ngắn và phát sóng liên tục, ê-kíp chương trình đã làm việc ngày đêm để chạy đua với thời gian. “Sự kiện ông Trần Quí Thanh xin lỗi người tiêu dùng đã tạo cảm hứng cho anh em chúng tôi thấy cần phải làm một điều gì đó để góp phần lan tỏa giá trị nhân văn cao đẹp này tới tất cả mọi người.
Những nhân vật mà chúng tôi giới thiệu tới khán giả cả nước có thể không phải là những hoàn cảnh tận cùng, những câu chuyện giật gân nhất, nhưng họ thực sự là những người vượt lên chính mình, mong muốn đến cháy bỏng được gửi lời xin lỗi chân thành đến những người thân yêu trong dịp năm mới đang về”, đạo diễn chương trình cho biết.
Lời xin lỗi của “nữ sinh đồng nát” gửi tới mẹ khiến người xem không kìm được nước mắt.
Chương trình đã gây ra sức ảnh hưởng lớn tới khán giả cả nước và là một bước đột phá trong trào lưu xin lỗi hiện nay. Có thể nói, chưa từng có bất cứ trào lưu hay xu hướng nào lại có sức lan tỏa và được hàng triệu người hưởng ứng trên mọi phương tiện, dưới mọi hình thức đến như vậy.
Khác với những trào lưu thoáng qua của một bộ phận giới trẻ, trào lưu xin lỗi ra đời và lan rộng khắp mọi vùng miền, mọi lứa tuổi, mọi thành phần nghề nghiệp. Mỗi người, mỗi lời xin lỗi ẩn chứa một câu chuyện xúc động phía sau, nhưng tất cả khi nói ra đều nhận được sự chân thành và cảm thông từ hàng triệu người khác.
Phóng sự về Sư thầy trẻ tuổi gửi lời xin lỗi mẹ đã thu hút gần nửa triệu lượt xem trên facebook.
Nếu người xem ngậm ngùi với lời xin lỗi của cựu tuyển thủ U23 Việt Nam trót bán độ, của “gã giang hồ” hoàn lương nấu cháo từ thiện “trả nợ đời”, thì sẽ không khỏi nghẹn ngào, rơi nước mắt với những lời xin lỗi của thày tu nơi cửa phật, của cô sinh viên đồng nát hay của chàng trai câm điếc gửi tới mẹ vì những lựa chọn tương lai, những quyết tâm thay đổi cuộc đời qua “tấm chữ”.
Có những lời xin lỗi lại chứa đầy yêu thương .
Những lời xin lỗi của họ nếu xét trên cái nhìn thông thường, không bao giờ là lỗi lầm để phải tha thứ mà ngược lại, từng số phận, từng câu chuyện lại cho chúng ta thấy nghị lực phi thường của mỗi con người bình dị đến thiệt thòi tìm đường vươn lên trong cuộc sống, lựa chọn tương lai.
Và ngập tràn trong hạnh phúc.
Đến đây chúng ta mới thấm thía câu nói “Đôi khi giá trị của lời xin lỗi không nằm ở sự đúng sai, mà một lời xin lỗi chân thành là cách nhanh nhất để thể hiện sự quan tâm và mong muốn kết nối với những người mà chúng ta thật sự trân trọng”.
Trào lưu xin lỗi không chỉ gây sốt với hàng triệu cư dân mạng mà nó còn tạo ra sự chú ý đặc biệt tới các học giả, nhà tri thức, văn hóa hàng đầu Việt Nam hiện nay. Ông Trần Nhật Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông và Phát triển cho biết: những giá trị truyền thống mang tính dân tộc như yêu thương, đùm bọc, cảm thông và bỏ qua cho nhau gần đây vốn bị lu mờ nhưng đang được đánh thức lại với trào lưu xin lỗi đầy tính nhân văn hiện nay.
Trào lưu xin lỗi đang tạo ra nét rất tươi mới trong văn hóa việt với sự hưởng ứng của hàng triệu người.
Ở một góc độ khác, GS.TS Khoa học Trần Ngọc Thêm chia sẻ: trào lưu xin lỗi hiện nay không chỉ là nét tươi mới trong văn hóa Việt mà nó còn chứng minh tâm thế luôn mở lòng tiếp nhận những cái hay, cái chính đáng của người Việt. Hy vọng, những hiệu ứng tốt đẹp mà trào lưu xin lỗi đang tạo ra sẽ trở thành nét văn hóa ứng xử lâu dài.
Tác giả bài viết: Minh Trang
Nguồn tin: