Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: Reuters)
Trước đó, Nga đã ký tham gia Quy chế Rome để thành lập ICC vào năm 2000 nhưng chưa phê chuẩn quy chế này. Ngoài Nga, Nam Phi và Burundi cũng đã chính thức gửi công văn tới Liên Hợp Quốc để thông báo về việc sẽ rút ra khỏi ICC.
Ngoài phát biểu về khả năng rút khỏi ICC, Tổng thống Duterte cũng đề cập tới những lời chỉ trích của các nước phương Tây về nguy cơ lan rộng của các vụ giết chóc tại Philippines, xuất phát từ chiến dịch chống ma túy do ông phát động từ sau khi nhận nhiệm sở hồi cuối tháng 6. Cho tới nay, chiến dịch đẫm máu này đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người tại quốc gia Đông Nam Á.
Hồi giữa tháng 10, trưởng công tố viên của ICC, bà Fatou Bensouda, đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về những vụ giết chóc không qua xét xử đối với các nghi phạm buôn bán và sử dụng ma túy ở Philippines, đồng thời cảnh báo khả năng truy tố những người phải chịu trách nhiệm về việc này. Theo bà Bensouda, Philippines là một nước thành viên của ICC kể từ tháng 11/2011, do vậy “ICC có thẩm quyền xét xử tội diệt chủng, tội ác chiến tranh và các tội ác chống lại loài người xảy ra trên lãnh thổ Philippines hoặc do công dân Philippines gây ra”.
Cũng trong sáng nay, Tổng thống Duterte lại một lần nữa chỉ trích Mỹ, liên quan đến việc Washington lên án Manila về cuộc chiến chống ma túy gây tranh cãi. Theo đó, ông Duterte tuyên bố nếu Nga và Trung Quốc muốn thành lập một “trật tự mới” thì Philippines sẵn sàng tham gia đầu tiên vào trật tự này. Trước đó, nhà lãnh đạo Philippines cũng từng vài lần đề cập đến việc sẽ ngả về phía Nga và Trung Quốc, thay vì thắt chặt quan hệ với đồng minh lâu năm là Mỹ.
Tác giả bài viết: Thành Đạt
Nguồn tin: