Vào ngày 23-6, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tới thăm tại quần đảo Natuna, phía nam biển Đông, theo Reuters. Đi cùng ông Widodo trên tàu chiến ra quần đảo Natuna còn có Bộ trưởng An ninh, Tư pháp, Chính trị Indonesia, ông Lulut Pandjaitan và Ngoại trưởng nước này, bà Retno Marsudi. Theo tuyên bố từ Phủ Tổng thống, ông Widodo dự định tổ chức một buổi họp ngay trên chiến hạm này.
Tờ Jakarta Post trích lời Bộ trưởng An ninh Luhut Pandjaitan cho biết: “Trong lịch sử chúng ta, chúng ta chưa bao giờ quyết liệt như thế này. Chuyến thăm lần này cũng nhằm khẳng định Tổng thống Indonesia sẽ không xem nhẹ vấn đề này… Chúng tôi đã truyền đạt lập trường rõ ràng của mình tới Bắc Kinh, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa ngay tại Natuna. Chúng tôi từ chối công nhận "Đường chín đoạn" và những tuyên bố rằng Bắc Kinh có ngư trường truyền thống quanh Natuna".
Tờ Jakarta Post trích lời Bộ trưởng An ninh Luhut Pandjaitan cho biết: “Trong lịch sử chúng ta, chúng ta chưa bao giờ quyết liệt như thế này. Chuyến thăm lần này cũng nhằm khẳng định Tổng thống Indonesia sẽ không xem nhẹ vấn đề này… Chúng tôi đã truyền đạt lập trường rõ ràng của mình tới Bắc Kinh, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa ngay tại Natuna. Chúng tôi từ chối công nhận "Đường chín đoạn" và những tuyên bố rằng Bắc Kinh có ngư trường truyền thống quanh Natuna".
Tổng thống Indonesia ra thăm đảo Natuna thể hiện sự quyết liệt của nước này về vấn đề chủ quyền trước Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Lãnh đạo Indonesia quyết định ra thăm quần đảo Natuna chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Retno Marsudi bác bỏ lập luận của Trung Quốc về các tuyên bố chồng lấn liên quan đến quyền và lợi ích hàng hải trên biển Đông giữa Bắc Kinh và Jakarta. Bà Marsudi khẳng định: "Quần đảo Natuna thuộc Indonesia. Chúng tôi không có tuyên bố chồng lấn ở bất kỳ phương diện nào với Trung Quốc trên vùng biển vốn của Indonesia”.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh không có tranh chấp với Jakarta về quần đảo Natuna nhưng lại có “sự chồng lấn về lợi ích và quyền lợi hàng hải". Đây cũng là luận điểm mà Trung Quốc đưa ra để tuyên bố về ngư trường truyền thống quanh Natuna. Thêm vào đó, Bắc Kinh cũng gộp cả vùng biển quanh Natuna vào "Đường chín đoạn" mà nước này ngang nhiên tuyên bố trên Biển Đông.
Tác giả bài viết: HỒNG THẠCH