Khoảng giữa năm 2008, tức là cách vài tháng sau ngày khởi công để xây dựng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cũng như trùng tu lại chùa Đục, người dân ở xóm Cồn, Vò Vò (thuộc thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) truyền tai nhau chuyện phật Bà hiển linh. Thậm chí có người còn quay video, chụp hình để… làm bằng chứng. Câu chuyện ly kì trên còn lan rộng khắp đảo. Và cho đến khi khánh thành, người ta còn đồn rằng phật Bà còn hiển linh 2 lần nữa.
Ngôi chùa… là hang cọp!
Từ trung tâm huyện đảo Lý Sơn, theo lời chỉ dẫn của người dân, chúng tôi chạy xe theo trục đường chính của địa phương, sau nhiều lần rẽ phải, chúng tôi cũng đến được cổng chùa Đục. Qua cổng vài chục mét, bước lên vài bậc thang nhỏ là Quan Âm Đài. Đây là nơi dựng tượng phật Quan Âm lớn nhất đảo. Rồi từ đấy, phải leo thêm 139 bậc thang nữa, mới tới được chùa Đục.
Được biết, vào khoảng đầu những năm 60 của thế kỉ XX, có một nhà sư trẻ pháp danh là Giác Tuấn từ Bình Định ra đảo Lý Sơn tìm nơi tu hành. Khi mới đến Lý Sơn, ông chọn Đá Hai (gần chùa Đục) ở ẩn. Một thời gian sau, nhà sư được một đạo hữu của mình chỉ chỗ hang Cọp (nay là chùa Đục) cho ông ở.
Sở dĩ chùa Đục trước kia có tên gọi hang Cọp là vì, theo truyền thuyết, khi tiền nhân mới đến khai hoang, lập làng ở Lý Sơn, tại cái hang này, có một con cọp, nó không ăn thịt thú rừng hay tấn công người dân mà chỉ bắt cá ở biển khi thủy triều xuống, cho nên, người dân gọi đó là cọp tu.
Một lần, cọp xuống biển bắt cá thì bị một con bạch tuột lớn bám vào, cọp cố vùng vẫy nhưng không thoát ra được và khi nước triều lên thì cọp chết. Từ đó, hang bỏ trống.
Khi mới đến ở, sư Giác Tuấn thấy trên hang có một dây bồ đề rất to bám chặt vào vách đá, thân dây uốn lượn như hình một con rồng. Sư cho rằng nơi đây có duyên để lập chùa nên đã đục rộng ra và đắp tượng phật để thờ và tụng niệm. Và chùa Đục có tên từ đó. Nhà sư Giác Tuấn tu theo lối độc giác. Ban ngày thì đi khất thực, đêm về tụng kinh niệm phật. Sau thời gian tu đã mãn duyên, ông rời chùa và đi nơi khác.
Lúc chúng tôi đến chùa Đục, chỉ có mỗi ni cô Thích Nữ Liên Thuệ đang tưới nước, quét rác. Khi biết chúng tôi hỏi về chuyện Phật Bà hiển linh, ni cô Thuệ bảo cũng có nghe chuyện đấy nhưng không được tường tận lắm vì ni cô mới chuyển về đây. Sau đó ni cô Thuệ cho chúng tôi biết rằng người nắm rõ được chuyện phật bà hiển linh là ni cô Liên Thơm. Nhưng lúc đó ni cô Thơm đang đi quơ củi ở bên dòng (thung lũng) và hẹn gần trưa thì trở lại.
Ngôi chùa… là hang cọp!
Từ trung tâm huyện đảo Lý Sơn, theo lời chỉ dẫn của người dân, chúng tôi chạy xe theo trục đường chính của địa phương, sau nhiều lần rẽ phải, chúng tôi cũng đến được cổng chùa Đục. Qua cổng vài chục mét, bước lên vài bậc thang nhỏ là Quan Âm Đài. Đây là nơi dựng tượng phật Quan Âm lớn nhất đảo. Rồi từ đấy, phải leo thêm 139 bậc thang nữa, mới tới được chùa Đục.
Được biết, vào khoảng đầu những năm 60 của thế kỉ XX, có một nhà sư trẻ pháp danh là Giác Tuấn từ Bình Định ra đảo Lý Sơn tìm nơi tu hành. Khi mới đến Lý Sơn, ông chọn Đá Hai (gần chùa Đục) ở ẩn. Một thời gian sau, nhà sư được một đạo hữu của mình chỉ chỗ hang Cọp (nay là chùa Đục) cho ông ở.
Sở dĩ chùa Đục trước kia có tên gọi hang Cọp là vì, theo truyền thuyết, khi tiền nhân mới đến khai hoang, lập làng ở Lý Sơn, tại cái hang này, có một con cọp, nó không ăn thịt thú rừng hay tấn công người dân mà chỉ bắt cá ở biển khi thủy triều xuống, cho nên, người dân gọi đó là cọp tu.
Một lần, cọp xuống biển bắt cá thì bị một con bạch tuột lớn bám vào, cọp cố vùng vẫy nhưng không thoát ra được và khi nước triều lên thì cọp chết. Từ đó, hang bỏ trống.
Khi mới đến ở, sư Giác Tuấn thấy trên hang có một dây bồ đề rất to bám chặt vào vách đá, thân dây uốn lượn như hình một con rồng. Sư cho rằng nơi đây có duyên để lập chùa nên đã đục rộng ra và đắp tượng phật để thờ và tụng niệm. Và chùa Đục có tên từ đó. Nhà sư Giác Tuấn tu theo lối độc giác. Ban ngày thì đi khất thực, đêm về tụng kinh niệm phật. Sau thời gian tu đã mãn duyên, ông rời chùa và đi nơi khác.
Lúc chúng tôi đến chùa Đục, chỉ có mỗi ni cô Thích Nữ Liên Thuệ đang tưới nước, quét rác. Khi biết chúng tôi hỏi về chuyện Phật Bà hiển linh, ni cô Thuệ bảo cũng có nghe chuyện đấy nhưng không được tường tận lắm vì ni cô mới chuyển về đây. Sau đó ni cô Thuệ cho chúng tôi biết rằng người nắm rõ được chuyện phật bà hiển linh là ni cô Liên Thơm. Nhưng lúc đó ni cô Thơm đang đi quơ củi ở bên dòng (thung lũng) và hẹn gần trưa thì trở lại.
Tượng phật Bà Quan Âm trước chùa Đục
Qua cuộc trò chuyện ngắn ngủi với ni cô Liên Thuệ, chúng tôi được biết ngọn núi mà chùa Đục tọa lạc có tên là Giếng Tiền. Trước chùa là tượng phật Quan Thế Âm bồ tát, một tay bắt ấn, một tay cầm bình nước cam lồ nhìn ra biển cả mênh mông có ý nghĩa dõi theo và chở che cho những ngư dân ngày đêm trên biển, bảo vệ cuộc sống của họ khỏi những cơn bão tố.
Tượng có chiều cao 25m (tính từ chân tượng đến đỉnh đầu tượng) tọa trên tòa sen trắng, dưới chân tượng là án thờ. Xung quanh án thờ có hình 4 con rồng đang giỡn nước. Tượng được bao bọc bởi một khuôn viên hình ngũ giác, xung quanh khuôn viên là lan can màu trắng, nền lát gạch rất khang trang, sạch sẽ.
Chuyện khó tin
Rời chùa Đục, chúng tôi chạy xe về xóm Cồn, Vò Vò để tìm hiểu sự việc “Đức Phật hiển linh” như mọi người vẫn xôn xao bàn tán. Hỏi thăm bất cứ ai trên đảo về chuyện kỳ lạ này thì bất cứ ai cũng hồ hởi tiếp chuyện.
Ngồi tán dóc với mấy người đàn ông ngồi hóng mát cách chùa Đục không xa, ông Thu quả quyết rằng chuyện này có thật. Ông còn nói rằng chính ông là một trong những người kéo đến chùa Đục để xem Phật Bà hiển linh.
Ni cô Liên Thơm – người kể chuyện phật Bà 3 lần hiển linh
Ông kể: “Bữa đó tui vừa cơm nước xong, do trời gần trưa mà trong nhà nóng quá nên tui ra đây để hóng mát. Ngồi được một chút thì thấy có mấy người chạy xe về hướng chùa Đục, thấy lạ nên tui hỏi thì họ nói rằng qua chùa Đục mà coi Phật Bà hiển linh.
Chưa biết chuyện ra làm sao nhưng tui cũng nhanh chóng đi theo họ. Lúc tui đến nơi thì thấy có một vầng hào quang rất lớn trên tượng phật Bà đang xây (lúc này xây chưa xong – PV). Tui đứng coi tầm cỡ một tiếng đồng hồ là hào quang mới hết. Lúc đó bọn tui mới lục đục kéo về”.
Những người đang ngồi trò chuyện với ông Thu cũng đồng ý với câu chuyện ông kể. Một người thêm vào: “Ổng nói đúng đó chú à. Mà không phải một lần đâu chú, Phật Bà còn “về” mấy lần nữa đấy”.
Cũng theo những người này, chuyện phật Bà hiển linh lần gần đây nhất là hai năm trước. Nhưng theo họ, câu chuyện đó vẫn chưa thấy dấu hiệu đi vào quên lãng, thậm chí ngày càng có nhiều người biết hơn.
Để “khảo sát” lời kể của những người này, chúng tôi tiếp tục đi về hướng ngược chùa Đục. Với lí do hỏi thăm đường đến chùa Đục, chúng tôi gặp Nguyễn Minh Hậu, một thanh niên cũng sống gần chùa Đục, hiện là sinh viên năm 2 một trường Cao đẳng ở Đà Nẵng (đang về nghỉ hè).
Sau khi chỉ đường cho chúng tôi, Hậu còn thêm vào: “Chùa đó có tượng Phật Bà cao nhất Lý Sơn này đấy các anh à”. Như vớ được “phao”, chúng tôi nhanh nhảu: “Nghe nói ở đó có phật Bà hiện linh mấy lần phải không em?”. Hậu chỉ “dạ’ một tiếng rõ to, rồi không đợi chúng tôi hỏi thêm, cậu tiếp tục chia sẻ câu chuyện mà mình biết được.
“Năm đó em còn học 12, em cũng nghe nói có chuyện phật Bà hiển linh nhưng em chưa đi coi trực tiếp lần nào. Chỉ nghe người dân ở gần, rồi mấy đứa bạn trong lớp kể lại thôi. Có mấy đứa còn quay vô điện thoại rồi mở em xem nữa. Hình như là mấy video và hình chụp phật Bà hiển linh đã được đưa lên mạng rồi đấy. Các anh lên mạng tìm thử xem!”.
Theo sự hướng dẫn của cậu sinh viên này, chúng tôi đã vào một trang mạng của giới trẻ Lý Sơn để tìm hình ảnh, video được cho là chụp, quay lại cảnh Phật Bà hiển linh. Theo đó, chúng tôi đã tìm được một video dài hơn 5 phút và một chùm ảnh được ghi lại chuyện kỳ lạ, hiếm có này. Video được thực hiện lúc 10h15 ngày 26 – 5, năm Kỷ Sửu (tức năm 2009). Trong video chúng tôi thấy rõ tượng Phật Bà lúc này chưa xây xong. Và, phía trên đầu tượng, những vòng hào quang tỏa ra chói mắt.
Thực hư thế nào?
Đúng giờ hẹn, chúng rôi trở lại chùa Đục, ni cô Liên Thơm lúc này cũng vừa đi quơ củi về. Ni cô Thơm cho biết là cho đến lúc này Phật Bà đã hiển linh 3 lần. Lần thứ nhất xảy ra vào năm 2008, khi tượng Phật Bà mới xây hơn một nửa và kéo dài gần 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Lần thứ 2 xảy ra cách lần thứ nhất khoảng 1 tuần, và cũng kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ. Lần Phật Bà hiển linh lần thứ 3 là vào khoảng đầu năm 2010, lúc này tượng phật đã xây xong hoàn toàn và đang chờ ngày khánh thành, lần này thời gian xuất hiện ngắn hơn 2 lần trước.
Trên trang mạng có đưa hình ảnh, video được cho là Phật Bà hiển linh đó đã có nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người đã tỏ thái độ kinh ngạc khi thấy cảnh tượng lạ lùng trên, nhưng cũng nhiều người cho đó là chuyện rất đỗi bình thường bởi những vầng hào quang trên là do khúc xạ của máy ảnh, máy quay tạo thành.
Ni cô Liên Thơm khẳng định Phật Bà đã hiển linh 3 lần
Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Văn Nam, cán bộ văn hóa xã An Vĩnh, nơi chùa Đục tọa lạc cho biết, chuyện Phật Bà hiển linh đã xôn xao trên đảo thời gian gần đây. Mỗi lần có như vậy, dân trên đảo đã ùa nhau đến chùa Đục bởi muốn tận thấy sự kiện lạ lùng, hiếm có này. Tuy nhiên, việc này là hoàn toàn không có cơ sở. Có thể khi đứng xem, người dân hiếu kỳ đứng ở phía đối nghịch với mặt trời. Bởi thế, khi mặt trời chếch lên cao, qua đầu tượng, ánh nắng sẽ làm người xem lóa mắt và cho rằng đó là ánh hào quang.
Cũng theo anh Nam, những vòng hào quang trên những bức ảnh, video đang lưu truyền trên mạng là do khúc xạ của máy ảnh, máy quay khi chụp, quay ngược sáng.
Tác giả bài viết: Xuân Minh
Nguồn tin: