Nhà văn Ngô Minh sống ở Huế. Ông vừa ra mắt cuốn sách Sống thời bao cấp, trong đó có chương viết về đời sống của văn nghệ sĩ những năm này.
Ông chia sẻ trong thời bao cấp, cuộc sống văn nghệ sĩ Nhà nước dễ chịu hơn vì có lương, có tem phiếu nên không sợ đói. Tác phẩm viết ra in theo kế hoạch, phân phối cho thư viện khắp cả nước, viết theo đề tài được chỉ đạo, không lo ế. Văn nghệ sĩ không thuộc biên chế Nhà nước phải làm nhiều việc khác để kiếm ăn.
Trong cuốn sách, nhà văn kể về đời sống của nhiều bạn văn với đủ kiểu làm ăn “cười ra nước mắt”. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê ngăn gian bếp để nuôi heo, rào ban công cửa sổ nuôi gà. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từng theo phong trào xây bể xi măng nuôi cá trê phi nhưng cá chưa kịp lớn đã gọi bạn bè đến nhậu. Cuối cùng, cá sợ không lớn nữa, Nguyễn Trọng Tạo phải đập bỏ bể nuôi, mất đến gần một cây vàng tiền vốn.
Ngô Minh chia sẻ dù đời sống khó khăn, thiếu thốn, văn nghệ sĩ thời này rất vui. “Thời đó văn nghệ sĩ chúng tôi mỗi khi gặp nhau trước tiên là đọc cho nhau nghe những sáng tác mới, rồi đến kể chuyện đói khổ, vất vả và sau đó bàn chuyện người này bị cấm viết cái này, cái kia”, nhà văn nói.
Theo các nhà văn, giai đoạn này người sáng tác đa phần phải viết theo định hướng. Người nào viết về những điều riêng tư, thầm kín thường bị soi xét.
Nhà thơ Anh Ngọc nhận định: “Chúng ta ra khỏi chiến tranh nhưng chiến tranh chưa ra khỏi chúng ta. Bao cấp có nghĩa là phân phối theo kiểu trại lính, trước hết là về kinh tế, đời sống vật chất, rồi đến đời sống tinh thần cũng vậy. Với văn học nghệ thuật thì, dùng từ của nhà văn Vũ Hạnh, nhà thơ Lưu Quang Vũ là 'bao cấp về tư tưởng', văn học mang chức năng 'minh họa' cho những tư tưởng chủ trương có sẵn chứ không do nhu cầu thực của chính cuộc sống”.
Nhà thơ Anh Ngọc kể trong cuộc gặp khoảng năm 1982 - 1983, nhà thơ Xuân Diệu nói với ông về câu thơ của Chế Lan Viên viết trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ:
“Những năm đất nước có cùng tâm hồn, có chung gương mặt
Nụ cười tiễn đưa con nghìn bà mẹ như nhau”
Xuân Diệu cho rằng đã đến lúc phải nhìn nhận lại. “Xuân Diệu nói rõ ràng việc mẹ tiễn con đi vì việc nước là điều tự nguyện. Về mặt duy lý thì là niềm vui, nhưng xét theo bản năng gốc của con người thì bà mẹ không thể nào vui được. Dù mọi người đều thấy bà mẹ cười, ông nhà thơ vẫn phải nhìn thấy sau nụ cười đó là giọt nước mắt, là một nỗi đau”, nhà thơ Anh Ngọc kể.
Lần khác, khoảng vào năm 1985, không lâu trước khi Xuân Diệu mất, khi trò chuyện vui nhân Anh Ngọc đến chơi, Xuân Diệu hỏi: "Này, em có biết ăn qua loa nghĩa là gì không? Ăn qua loa nghĩa là ăn qua cái loa phóng thanh đầu ngõ đấy”, ám chỉ giai đoạn mọi hoạt động của người dân đều được định hướng qua loa tuyên truyền. Xuân Diệu còn nói: “Em có biết mục tiêu của kế hoạch 5 năm là gì không? Là làm sao đến năm 1985 thì đời sống bằng được năm 1980”. Theo nhà thơ Anh Ngọc, câu nói cho thấy Xuân hiểu thực tế đời sống ngày ấy đã đến đoạn “cùng tắc biến” như thế nào rồi. Xuân Diệu là nhà thơ tình nổi danh giai đoạn trước 1945. Theo cách mạng, ông cũng như nhiều người sáng tác khác tự nguyện dẹp cái tôi để hòa vào cái ta của dân tộc. Tuy nhiên, trong lòng nhà thơ luôn nhớ và đặc biệt sau khi chiến tranh chấm dứt, ý thức về cái tôi nghệ thuật trong sáng tạo của nhà thơ vẫn nguyên vẹn.
Bản thân nhà thơ Anh Ngọc trong giai đoạn này đã viết bản trường ca Điệp khúc vô danh (năm 1983) mà ông nói là viết trong đêm cuối cùng của kỷ nguyên bao cấp”.
Những câu thơ chứa đựng khao khát được nói thật:
“Tôi đi qua tuổi học trò
Nói năng khuôn phép câu thơ sáo mòn
Cười mình quen thói đại ngôn
Thương vay khóc mướn véo von một thời
Câu thơ dẫu viết xong rồi
Vẫn như thấy thiếu một lời ở trong
Một lời thốt tự đáy lòng
Một lời vẽ được chân dung của mình”
Những câu thơ mãi tới Đổi mới năm 1986, khi nhà văn Nguyên Ngọc làm tổng biên tập báo Văn Nghệ, mới được in trọn vẹn cả chương.
Ông chia sẻ trong thời bao cấp, cuộc sống văn nghệ sĩ Nhà nước dễ chịu hơn vì có lương, có tem phiếu nên không sợ đói. Tác phẩm viết ra in theo kế hoạch, phân phối cho thư viện khắp cả nước, viết theo đề tài được chỉ đạo, không lo ế. Văn nghệ sĩ không thuộc biên chế Nhà nước phải làm nhiều việc khác để kiếm ăn.
Trong cuốn sách, nhà văn kể về đời sống của nhiều bạn văn với đủ kiểu làm ăn “cười ra nước mắt”. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê ngăn gian bếp để nuôi heo, rào ban công cửa sổ nuôi gà. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từng theo phong trào xây bể xi măng nuôi cá trê phi nhưng cá chưa kịp lớn đã gọi bạn bè đến nhậu. Cuối cùng, cá sợ không lớn nữa, Nguyễn Trọng Tạo phải đập bỏ bể nuôi, mất đến gần một cây vàng tiền vốn.
Những câu chuyện bạn văn thời bao cấp được nhà văn Ngô Minh tái hiện trong sách.
Ngô Minh còn kể những câu chuyện minh họa sống động cho đời sống nghệ sĩ thời tem phiếu như việc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ngồi ghi danh sách hội viên để báo cơm và thu tem gạo tại cửa ra vào của Đại hội Văn nghệ Bình Trị Thiên lần thứ nhất, năm 1978. Nhiều nhà văn, nhà thơ ở Huế - gồm vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ - cùng đạp xe 14 cây số đi vỡ đất trồng khoai sắn, tăng gia sản xuất. Cuối cùng, khi thu hoạch mỗi người chia nhau được đúng vài lạng.Ngô Minh chia sẻ dù đời sống khó khăn, thiếu thốn, văn nghệ sĩ thời này rất vui. “Thời đó văn nghệ sĩ chúng tôi mỗi khi gặp nhau trước tiên là đọc cho nhau nghe những sáng tác mới, rồi đến kể chuyện đói khổ, vất vả và sau đó bàn chuyện người này bị cấm viết cái này, cái kia”, nhà văn nói.
Theo các nhà văn, giai đoạn này người sáng tác đa phần phải viết theo định hướng. Người nào viết về những điều riêng tư, thầm kín thường bị soi xét.
Nhà thơ Anh Ngọc nhận định: “Chúng ta ra khỏi chiến tranh nhưng chiến tranh chưa ra khỏi chúng ta. Bao cấp có nghĩa là phân phối theo kiểu trại lính, trước hết là về kinh tế, đời sống vật chất, rồi đến đời sống tinh thần cũng vậy. Với văn học nghệ thuật thì, dùng từ của nhà văn Vũ Hạnh, nhà thơ Lưu Quang Vũ là 'bao cấp về tư tưởng', văn học mang chức năng 'minh họa' cho những tư tưởng chủ trương có sẵn chứ không do nhu cầu thực của chính cuộc sống”.
Năm 1989 - Đại hội nhà văn được tổ chức với cuộc đấu tranh tư tưởng rất mạnh giữa hai phía chính kiến khác nhau về văn học. Nhà thơ Anh Ngọc (đứng, đeo kính) và nhiều nhà văn nhà thơ, nhà phê bình: Lại Nguyên Ân, Thái Bá Lợi, Diệp Minh Tuyền, Dương Thu Hương... bên lề Đại hội. Ảnh: Nhà thơ Anh Ngọc cung cấp.
Điều này không chỉ tồn tại trong văn học mà cả các loại hình nghệ thuật khác. Sau năm 1975, chiến tranh tạm chấm dứt nhưng theo nhà sử học Dương Trung Quốc, quán tính đời sống và tư duy thời chiến vẫn chưa thay đổi. Trong 10 năm từ 1976 tới 1986, việc kiểm duyệt văn hóa, văn nghệ khá khắt khe. “Văn Cao có ca khúc về mùa xuân thanh bình nhưng cũng gặp khó khăn vì theo tư duy thời chiến, những tư tưởng nghỉ ngơi, yên bình hay yêu đương là không phù hợp”, ông Dương Trung Quốc nói. Không chỉ Văn Cao, rất nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn về tình yêu, phản chiến, về suy tư đời sống cũng bị cấm.Nhà thơ Anh Ngọc kể trong cuộc gặp khoảng năm 1982 - 1983, nhà thơ Xuân Diệu nói với ông về câu thơ của Chế Lan Viên viết trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ:
“Những năm đất nước có cùng tâm hồn, có chung gương mặt
Nụ cười tiễn đưa con nghìn bà mẹ như nhau”
Xuân Diệu cho rằng đã đến lúc phải nhìn nhận lại. “Xuân Diệu nói rõ ràng việc mẹ tiễn con đi vì việc nước là điều tự nguyện. Về mặt duy lý thì là niềm vui, nhưng xét theo bản năng gốc của con người thì bà mẹ không thể nào vui được. Dù mọi người đều thấy bà mẹ cười, ông nhà thơ vẫn phải nhìn thấy sau nụ cười đó là giọt nước mắt, là một nỗi đau”, nhà thơ Anh Ngọc kể.
Lần khác, khoảng vào năm 1985, không lâu trước khi Xuân Diệu mất, khi trò chuyện vui nhân Anh Ngọc đến chơi, Xuân Diệu hỏi: "Này, em có biết ăn qua loa nghĩa là gì không? Ăn qua loa nghĩa là ăn qua cái loa phóng thanh đầu ngõ đấy”, ám chỉ giai đoạn mọi hoạt động của người dân đều được định hướng qua loa tuyên truyền. Xuân Diệu còn nói: “Em có biết mục tiêu của kế hoạch 5 năm là gì không? Là làm sao đến năm 1985 thì đời sống bằng được năm 1980”. Theo nhà thơ Anh Ngọc, câu nói cho thấy Xuân hiểu thực tế đời sống ngày ấy đã đến đoạn “cùng tắc biến” như thế nào rồi. Xuân Diệu là nhà thơ tình nổi danh giai đoạn trước 1945. Theo cách mạng, ông cũng như nhiều người sáng tác khác tự nguyện dẹp cái tôi để hòa vào cái ta của dân tộc. Tuy nhiên, trong lòng nhà thơ luôn nhớ và đặc biệt sau khi chiến tranh chấm dứt, ý thức về cái tôi nghệ thuật trong sáng tạo của nhà thơ vẫn nguyên vẹn.
Bản thân nhà thơ Anh Ngọc trong giai đoạn này đã viết bản trường ca Điệp khúc vô danh (năm 1983) mà ông nói là viết trong đêm cuối cùng của kỷ nguyên bao cấp”.
Những câu thơ chứa đựng khao khát được nói thật:
“Tôi đi qua tuổi học trò
Nói năng khuôn phép câu thơ sáo mòn
Cười mình quen thói đại ngôn
Thương vay khóc mướn véo von một thời
Câu thơ dẫu viết xong rồi
Vẫn như thấy thiếu một lời ở trong
Một lời thốt tự đáy lòng
Một lời vẽ được chân dung của mình”
Những câu thơ mãi tới Đổi mới năm 1986, khi nhà văn Nguyên Ngọc làm tổng biên tập báo Văn Nghệ, mới được in trọn vẹn cả chương.
Anh Ngọc (ngoài cùng bên phải) cùng các họa sĩ, nhà điêu khắc (Nguyễn Văn Đôn, Nguyễn Thị Kim, Lương Xuân Nhị, Sĩ Ngọc...) lên Điện Biên Phủ đi thực tế, năm 1978. Ảnh: Nhà thơ Anh Ngọc cung cấp.
Theo nhà thơ Anh Ngọc, 10 năm từ 1976 tới 1986 là bước đệm để đất nước chuyển từ hình thái bao cấp thích nghi với thời chiến trở về cuộc sống bình thường, với dấu mốc chuyển đổi là công cuộc Đổi mới. “Người ta biết rằng đã đến lúc phải thay đổi. Văn học phải được trả lại đúng vị trí của nó, đó là đi vào những cái riêng tư sâu kín nhất của con người bình thường, có ở mọi nơi và mọi lúc”.Tác giả bài viết: Anh Hoàng
Nguồn tin: