Trong nước

Thanh tra báo trước thì “vở sạch chữ đẹp” hết

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu thanh tra theo kế hoạch mà còn báo trước nữa thì người ta sẽ chuẩn bị “vở sạch chữ đẹp” để đón tiếp. Theo đại biểu, không phải vì sợ tiêu cực mà lựa chọn cách dễ nhất là “đến hẹn lại lên”, mỗi năm có thông báo trước với doanh nghiệp tới ngày đó, giờ đó đến thanh tra.

Chiều 13/6, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) cho rằng, thanh kiểm tra là hoạt động bình thường của cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và trật tự xã hội. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, hoạt động thanh tra có thể gây phiền hà cho các đối tượng bị thanh tra, gây ra gánh nặng do thanh tra trùng lặp. M

ặc dù Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo nhưng ông Hiếu cho rằng “vẫn đáng quan ngại”. Cụ thể, khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2021 cho thấy, 64% doanh nghiệp được hỏi cho biết có tiếp đón đoàn thanh tra, trong đó 20% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức, 14% doanh nghiệp cho rằng vẫn bị gây phiền hà, 10% doanh nghiệp tiếp đón Đoàn thanh tra nhiều hơn 3 lần một năm.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TPHCM) phát biểu tại phiên thảo luậnẢnh: Như Ý

Từ thực trạng trên, đại biểu đoàn Thái Bình đề nghị thiết kế quy định riêng áp dụng đối với doanh nghiệp, phân biệt với cơ chế thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức khác. Đặc biệt, ông đề nghị việc thanh tra cần được báo trước giúp cho các đối tượng thanh tra tuân thủ luật pháp tốt hơn.

Không đồng tình với đề xuất trên, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM) nói: “Nếu thanh tra theo kế hoạch mà còn báo trước nữa thì người ta sẽ chuẩn bị hết “vở sạch chữ đẹp” để đón tiếp đoàn thanh tra”. Theo bà, không phải vì sợ tiêu cực mà lựa chọn cách dễ nhất là “đến hẹn lại lên”, mỗi năm có thông báo trước với doanh nghiệp tới ngày đó, giờ đó đến thanh tra.

Đề cập việc ngăn chặn đối tượng đang được thanh tra tẩu tán tài sản, đại biểu Đỗ Đức Hiển, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, cho rằng cùng với việc nghiên cứu giao trưởng đoàn thanh tra có thẩm quyền quyết định phong toả tài khoản của đối tượng thanh tra, cũng cần nghiên cứu giao trưởng đoàn thanh tra có thể áp dụng cả biện pháp tạm giữ tiền, đồ vật, giấy tờ nếu có căn cứ cho rằng đối tượng sẽ tẩu tán các tài sản này. Đối với tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản, cần nghiên cứu bổ sung biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản của đối tượng nhằm ngăn chặn hoặc tạm dừng các hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán…

Về lâu dài, ông Hiển cho rằng cần nghiên cứu bổ sung các quy định trong pháp luật phòng chống tham nhũng về trách nhiệm giải trình đối với tài sản của người thân trong gia đình hoặc người có liên quan khi có cơ sở nghi ngờ những người này giúp đối tượng thanh tra tẩu tán, che giấu tài sản có được từ hành vi vi phạm pháp luật.

“Với tài sản tăng thêm mà họ không giải trình được hợp lý thì cơ quan chức năng được quyền khởi kiện vụ án dân sự tại toà án có thẩm quyền để có phán quyết về nguồn gốc của phần tài sản, thu nhập đó theo trình tự khởi kiện vụ án dân sự”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật nói.

Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2021 cho thấy, 64% doanh nghiệp được hỏi cho biết có tiếp đón đoàn thanh tra, trong đó 20% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức, 14% doanh nghiệp cho rằng vẫn bị gây phiền hà, 10% doanh nghiệp tiếp đón Đoàn thanh tra nhiều hơn 3 lần một năm.

Tác giả: Văn Kiên

Nguồn tin: Báo Tiền phong

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP