Cho dù Hải Phòng có tạm thời giành lại ngôi đầu bảng thì trước mắt đội bóng đất Cảng vẫn là con đường quá chông gai. Đối thủ mà Hải Phòng vừa thắng “chỉ” là B.Bình Dương vốn đang sa sút nghiêm trọng, nhất là về mặt tinh thần.
Thành ra, ngay cả khi vượt qua nhà đương kim vô địch trên sân đối phương thì chiến thắng của đoàn quân trong tay HLV Trường Việt Hoàng cũng không được đánh giá quá cao. Trước mắt, Hải Phòng vẫn sẽ vắng 2 cầu thủ quan trọng nhất là Fagan và Stevens vì án treo giò.
Bây giờ, ưu thế trong cuộc đua giành ngôi vô địch không còn thuộc về Hải Phòng nữa rồi, ưu thế này hiện nằm trong tay các đội bóng của bầu Hiển gồm Hà Nội T&T (35 điểm, kém Hải Phòng 2 điểm) và SHB Đà Nẵng (34 điểm). Đấy là chưa kể Quảng Nam – một đội bóng khác cũng chịu sự chi phối của bầu Hiển, hiện có 30 điểm, sẵn sàng đóng vai kẻ phá bĩnh.
Thành ra, ngay cả khi vượt qua nhà đương kim vô địch trên sân đối phương thì chiến thắng của đoàn quân trong tay HLV Trường Việt Hoàng cũng không được đánh giá quá cao. Trước mắt, Hải Phòng vẫn sẽ vắng 2 cầu thủ quan trọng nhất là Fagan và Stevens vì án treo giò.
Bây giờ, ưu thế trong cuộc đua giành ngôi vô địch không còn thuộc về Hải Phòng nữa rồi, ưu thế này hiện nằm trong tay các đội bóng của bầu Hiển gồm Hà Nội T&T (35 điểm, kém Hải Phòng 2 điểm) và SHB Đà Nẵng (34 điểm). Đấy là chưa kể Quảng Nam – một đội bóng khác cũng chịu sự chi phối của bầu Hiển, hiện có 30 điểm, sẵn sàng đóng vai kẻ phá bĩnh.
Những đội bóng đang muốn vô địch như Thanh Hoá sẽ phải cùng lúc đối đầu với 3 - 4 đội bóng thuộc sỡ hữu của bầu Hiển (ảnh: Trọng Vũ)
Vấn đề của V-League hiện nay nằm ở chỗ đấy. Ngày trước, dư luận lên án mạnh mẽ những “liên minh ma quỷ”, của những đội bóng bắt tay nơi hậu trường, rồi chi phối cuộc đua đến các suất trụ hạng. Những liên minh tay ba, tay tư hồi đấy ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, đến cục diện của giải vô địch quốc gia.
Bây giờ, diễn biến không có gì khác, thậm chí còn ở mức công khai hơn. Ngày trước chỉ là liên minh giữa các đội không cùng sở hữu, nhưng có cùng mục đích và lợi ích, tìm đường trụ lại hạng đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam.
Bây giờ, 3 – 4 đội bóng của cùng một ông bầu, trực tiếp chi phối đến kết quả của đường đua đến ngôi vô địch, với những trận đấu cực kỳ khó lường, nhưng những nhà tổ chức giải và những nhà quản lý bóng đá nội gần như bó tay.
Ông chủ của XM Xuân Thành Sài Gòn là bầu Thuỵ trong hội nghị Tổng kết mùa giải cách nay 3 năm, đã đứng trên diễn đàn nói thẳng không thể chịu nổi cảnh 2 đội bóng cùng của bầu Hiển là SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T kẻ tung, người hứng, tước ngôi vô địch của đội bóng thành phố năm 2013, đưa về tay SHB Đà Nẵng.
Bây giờ, bầu Hiển không chỉ có 2 đội mà có ảnh hưởng đến tận 4 đội (ngoài SHB Đà Nẵng, Hà Nội T&T và Quảng Nam, còn có thêm Sài Gòn FC). Dư luận cả nước cũng đều đã thấy cảnh ông bầu này tay bắt mặt mừng với các thành viên của những đội bóng nói trên, công khai xuống sân thưởng nóng cho các CLB nọ trong một số trận đấu cụ thể, nhưng BTC giải và những nhà quản lý bóng đá nội vẫn chào thua.
Cơ sở để ra đời giải chuyên nghiệp là để triệt tiêu những liên minh ma quỷ, giữa các đội bóng vốn được bao cấp, có sự liên hệ của các quan chức quản lý ngành thể thao của từng địa phương với nhau. Giải chuyên nghiệp ra đời để người ta hy vọng vào một sân chơi trung thực hơn, khách quan hơn.
Ấy vậy mà bây giờ liên minh kiểu đấy không những không mất đi, mà còn tiến lên mức cao cấp hơn, ở dạng “một ông chủ - nhiều đội bóng”.
Thành ra, khát vọng vô địch của Thanh Hoá hay sự quật khởi ở những vòng đầu chót của Than Quảng Ninh có thể trở thành công cốc, nếu các đội bóng của cùng một ông bầu quyết dồn điểm cho một CLB cụ thể, thuộc quyền quản lý của ông bầu đấy.
HLV Lê Thuỵ Hải của Thanh Hoá vừa lên tiếng về chuyện đội bóng xứ Thanh phải “1 đánh 3” đội bóng của bầu Hiển trên đường đua đến ngôi vương. Đấy là có thể là cách bào chữa của ông Hải cho thành tích không thuyết phục của đội bóng xứ Thanh mấy vòng đấu gần nhất.
Tuy nhiên, đấy cũng là một sự phản ánh về thực tế những gì đang diễn ra tại V-League: Một dạng cao cấp hơn của hiện tượng liên minh từng xảy ra trong bóng đá nội nhiều năm trước giai đoạn bóng đá chuyên nghiệp. Tệ hơn nữa, hiện tượng này đang diễn ra công khai, trước sự bất lực của những người điều hành bóng đá nội.
Tác giả bài viết: Trọng Vũ