Tôi năm nay 43 tuổi, hơn vợ tôi 9 tuổi. Chúng tôi cùng sống và làm việc ở Hà Nội. Tôi làm trong lĩnh vực ngân hàng còn vợ tôi làm việc cho một tổ chức nước ngoài. Lương của chúng tôi khá, ngoài ra, tôi kinh doanh thêm bất động sản nên thu nhập bình quân mỗi tháng của hai vợ chồng cũng khoảng trên dưới 200 triệu.
Ở thành phố, được xếp vào hàng đại gia nhưng ngày Tết vợ chồng con cái chúng tôi phải dắt díu nhau về quê ăn Tết.
Quê tôi cũng giống như nhiều người dân miền Bắc, ngày Tết có hàng trăm thủ tục rườm rà. Nào thăm hỏi họ hàng, nào tặng quà, mừng tuổi, làm cơm cúng gia tiên, chúc Tết... Bản thân tôi còn thấy vất vả mệt mỏi, vợ tôi là phụ nữ còn khổ sở hơn.
Ở thành phố, được xếp vào hàng đại gia nhưng ngày Tết vợ chồng con cái chúng tôi phải dắt díu nhau về quê ăn Tết.
Quê tôi cũng giống như nhiều người dân miền Bắc, ngày Tết có hàng trăm thủ tục rườm rà. Nào thăm hỏi họ hàng, nào tặng quà, mừng tuổi, làm cơm cúng gia tiên, chúc Tết... Bản thân tôi còn thấy vất vả mệt mỏi, vợ tôi là phụ nữ còn khổ sở hơn.
Ảnh: The Huffington Post
Ở nơi làm việc, cô ấy đường đường là sếp, nói một câu ai cũng phải nghe nhưng ở nhà tôi, cô ấy là dâu trưởng của cả họ nên Tết nhất, cô ấy không khác gì một người giúp việc.
Trước Tết, vợ tôi phải sấp ngửa đi mua sắm, lo toan đầy đủ cho cái Tết nhà chồng. Mùng 1 Tết, trong khi đám đàn ông vẫn còn ngủ thì cô ấy phải dậy làm cơm cúng gia tiên. Xong xuôi, chúng tôi cùng đi chúc Tết họ hàng, anh em nội ngoại.
Về đến nhà, tôi có thể ngả lưng hoặc lao vào một cuộc nhậu nào đó nhưng cô ấy thì không. Nếu không dọn dẹp nhà cửa thì vợ tôi phải cắm mặt dưới bếp để nấu cơm, rửa bát phục vụ cho các đoàn khách đến chúc Tết gia đình.
Như đã giới thiệu phía trên, gia đình tôi, bố tôi là trưởng họ, tôi là con trai cả trong nhà, cũng là người có chút kinh tế nên mọi người trong làng rất trọng vọng. Ngày Tết, ai cũng kiếm cớ đến chúc Tết để gặp gỡ gia đình tôi. Bố tôi tính thoải mái và thích đông vui nên ai đến nhà ông cũng mời uống rượu.
Vì thế, suốt 3 ngày Tết, mâm cỗ cứ mang lên, mang xuống liên tục. Vợ tôi và mẹ tôi nếu không đi chúc Tết thì không thể rời khỏi cái bếp. Nhiều hôm tôi thấy cô ấy ở dưới bếp vừa làm, vừa đưa tay gạt nước mắt mà tôi đau thắt lòng.
Thương vợ, 3 năm nay, tôi nghĩ ra một cách giải thoát cho vợ mình. Trước Tết, khoảng 26, 27 tháng chạp, chúng tôi tranh thủ mua sắm quà cáp rồi về chúc Tết bố mẹ đôi bên. Sau đó, vợ chồng tôi đi du lịch.
Năm đầu tiên, chúng tôi vào TP.HCM. Năm thứ 2, chúng tôi đón Tết ở Nha Trang. Hai nơi này vợ chồng tôi đều có đông bạn bè. Họ đón Tết không rườm rà như Tết ở miền Bắc. Vì thế chúng tôi rất vui vẻ, thoải mái.
Bắt đầu đặt chân lên máy bay, hai vợ chồng tôi tắt điện thoại. Hết kỳ nghỉ lễ, chúng tôi mới mở lại điện thoại để tránh những cuộc gọi làm phiền.
Năm đầu, thấy các con đi như vậy, bố mẹ tôi không hài lòng. Thế nhưng tôi giải thích với các cụ rằng, vợ chồng chúng tôi đã mất cả năm lao tâm khổ tứ với công việc, Tết âm lịch là kỳ nghỉ duy nhất và dài nhất của hai vợ chồng. Vì thế chúng tôi cần phải được nghỉ ngơi để có năng lượng cho một năm sung sức.
Lâu dần, các cụ cũng quen chưa Tết, các cụ còn gọi điện hỏi, năm nay nhà tôi đi du lịch ở đâu?
Vì thế, nhân một ngày rảnh rỗi, thấy các bạn than vãn về Tết, tôi muốn kể cho các bạn nghe chuyện đón Tết của vợ chồng tôi. Hy vọng, các bạn sẽ tìm được một phương án tốt nhất để cái Tết không còn là gánh nặng và mệt mỏi.
Tác giả bài viết: Huy Bình (Hà Nội)
Nguồn tin: