Theo ông Đỗ Ngọc Thịnh, những luật sư này được lựa chọn phải hội đủ các yếu tố về đạo đức, phẩm chất, am hiểu pháp luật Việt nam và luật pháp quốc tế. Một điều kiện khác, đó là phải thông thạo ngoại ngữ để có thể tham gia các phiên tố tụng quốc tế.
"Đầu tuần tới, chúng tôi sẽ đề nghị Đoàn Luật sư TP Hà Nội và Đoàn Luật sư TP.HCM mỗi đoàn giới thiệu 2 luật sư.
Ngoài ra, Liên đoàn Luật sư VN, Hội Luật gia Việt Nam sẽ thành lập một nhóm chuyên trách để thực hiện các phần việc như thu thập chứng cứ (tại Việt Nam), điều tra xác minh nhân thân, cá nhân Đoàn Thị Hương và những người có liên quan để có thể cung cấp tài liệu, chứng cứ cho các luật sư trực tiếp tham gia tố tụng tại tòa" - ông Thịnh nói.
Trong trường hợp luật sư Việt Nam không được tham gia tố tụng phiên tòa xét xử Đoàn Thị Hương tại Malaysia, Liên đoàn Luật sư VN, Hội Luật gia Việt Nam sẽ phối hợp với Liên đoàn Luật sư Malaysia để đề nghị họ phối hợp với các cơ quan, Nhà nước Việt Nam thuê luật sư bào chữa, bảo vệ cho nghi phạm Đoàn Thị Hương; phối hợp cung cấp hồ sơ, chứng cứ mà phía Việt Nam thu thập được.
"Mỗi quốc gia đều có quyền tự chủ về tố tụng. Luật sư nước ngoài cũng không được tham gia tố tụng tại Việt Nam nếu như giữa hai quốc gia không có những cam kết, thỏa thuận chung về tư pháp".
Ông Thịnh cho biết, trước đó Liên đoàn đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp về việc xin hỗ trợ tư pháp cho Đoàn Thị Hương.
"Trên cơ sở chỉ đạo, chấp thuận của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Liên đoàn VN sẽ tiến hành hỗ trợ tư pháp cho công dân Việt Nam tại nước ngoài trên cơ sở luật pháp Việt Nam, luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế".
Về việc có nhiều thông tin trên mạng xã hội của nhiều cá nhân muốn bỏ tiền thuê luật sư bào chữa, bảo vệ cho Đoàn Thị Hương, ông Thịnh nói: "Chúng ta cần hoan nghênh những nghĩa cử đó. Đó là tình cảm, sự yêu thương, đoàn kết đã thành bản chất tốt đẹp của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong một môi trường, đất nước pháp quyền, tất cả đều phải tuân thủ trước pháp luật, nhất là những vụ việc vượt ra ngoài phạm vi quốc gia như vụ việc này.
Vai trò của Nhà nước trong những vụ việc này là rất quan trọng. Việt Nam vẫn đang nỗ lực bảo vệ quyền hợp pháp của công dân Đoàn Thị Hương".
Nhận định vụ việc này dưới tư cách một luật sư, một người nghiên cứu pháp luật, ông Thịnh nhận định, cần tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ một cách trực tiếp, cụ thể, chi tiết; phân tích, thu thập các bằng chứng, chứng cứ... từ đó mới được phép đưa ra các nhận định về một vụ việc cụ thể.
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN cũng nói: "Cá nhân tôi mong muốn Đoàn Thị Hương không phạm tội".
Trả lời câu hỏi "nếu là luật sư tham gia phiên tòa bào chữa, bảo vệ Đoàn Thị Hương", ông Thịnh cho hay, ông sẽ tìm các chứng cứ, tình tiết "để có thể giảm nhẹ hết mức đối với một công dân VN đang liên quan đến một vụ việc nghiêm trọng ở nước ngoài".
Ngoài ra, Liên đoàn Luật sư VN, Hội Luật gia Việt Nam sẽ thành lập một nhóm chuyên trách để thực hiện các phần việc như thu thập chứng cứ (tại Việt Nam), điều tra xác minh nhân thân, cá nhân Đoàn Thị Hương và những người có liên quan để có thể cung cấp tài liệu, chứng cứ cho các luật sư trực tiếp tham gia tố tụng tại tòa" - ông Thịnh nói.
Trong trường hợp luật sư Việt Nam không được tham gia tố tụng phiên tòa xét xử Đoàn Thị Hương tại Malaysia, Liên đoàn Luật sư VN, Hội Luật gia Việt Nam sẽ phối hợp với Liên đoàn Luật sư Malaysia để đề nghị họ phối hợp với các cơ quan, Nhà nước Việt Nam thuê luật sư bào chữa, bảo vệ cho nghi phạm Đoàn Thị Hương; phối hợp cung cấp hồ sơ, chứng cứ mà phía Việt Nam thu thập được.
"Mỗi quốc gia đều có quyền tự chủ về tố tụng. Luật sư nước ngoài cũng không được tham gia tố tụng tại Việt Nam nếu như giữa hai quốc gia không có những cam kết, thỏa thuận chung về tư pháp".
Ông Thịnh cho biết, trước đó Liên đoàn đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp về việc xin hỗ trợ tư pháp cho Đoàn Thị Hương.
"Trên cơ sở chỉ đạo, chấp thuận của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Liên đoàn VN sẽ tiến hành hỗ trợ tư pháp cho công dân Việt Nam tại nước ngoài trên cơ sở luật pháp Việt Nam, luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế".
Về việc có nhiều thông tin trên mạng xã hội của nhiều cá nhân muốn bỏ tiền thuê luật sư bào chữa, bảo vệ cho Đoàn Thị Hương, ông Thịnh nói: "Chúng ta cần hoan nghênh những nghĩa cử đó. Đó là tình cảm, sự yêu thương, đoàn kết đã thành bản chất tốt đẹp của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong một môi trường, đất nước pháp quyền, tất cả đều phải tuân thủ trước pháp luật, nhất là những vụ việc vượt ra ngoài phạm vi quốc gia như vụ việc này.
Vai trò của Nhà nước trong những vụ việc này là rất quan trọng. Việt Nam vẫn đang nỗ lực bảo vệ quyền hợp pháp của công dân Đoàn Thị Hương".
Nhận định vụ việc này dưới tư cách một luật sư, một người nghiên cứu pháp luật, ông Thịnh nhận định, cần tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ một cách trực tiếp, cụ thể, chi tiết; phân tích, thu thập các bằng chứng, chứng cứ... từ đó mới được phép đưa ra các nhận định về một vụ việc cụ thể.
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN cũng nói: "Cá nhân tôi mong muốn Đoàn Thị Hương không phạm tội".
Trả lời câu hỏi "nếu là luật sư tham gia phiên tòa bào chữa, bảo vệ Đoàn Thị Hương", ông Thịnh cho hay, ông sẽ tìm các chứng cứ, tình tiết "để có thể giảm nhẹ hết mức đối với một công dân VN đang liên quan đến một vụ việc nghiêm trọng ở nước ngoài".
Tác giả bài viết: Kiên Trung
Nguồn tin: