Nước chanh cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, kali và chất xơ. Nhưng nếu nghĩ nước chanh hoàn toàn tốt cho cơ thể mà uống quá nhiều thì bạn hoàn toàn sai lầm. Uống nhiều nước chanh hay uống nước chanh quá đậm đặc sẽ gây ra một số tác hại cho cơ thể và sức khỏe của bạn.
Dưới đây là một số nguy hại khi bạn uống quá nhiều nước chanh:
Viêm loét, trào ngược dạ dày
Trong nước chanh có chứa rất nhiều axit, nên khi ăn nhiều có thể dẫn đến các hiện tượng ợ nóng, buồn nôn. Đặc biệt, với những người có dạ dày không tốt, dù chỉ ăn một lượng nhỏ chanh sẽ bị kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến những tổn thương trong dạ dày khó lành hơn.
Dưới đây là một số nguy hại khi bạn uống quá nhiều nước chanh:
Viêm loét, trào ngược dạ dày
Trong nước chanh có chứa rất nhiều axit, nên khi ăn nhiều có thể dẫn đến các hiện tượng ợ nóng, buồn nôn. Đặc biệt, với những người có dạ dày không tốt, dù chỉ ăn một lượng nhỏ chanh sẽ bị kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến những tổn thương trong dạ dày khó lành hơn.
Ngoài ra, mùi hương hấp dẫn cộng với tính axit trong tranh tươi dễ gây nên chứng đau bụng, đầy hơi, trào ngược dạ dày, kéo theo đó sẽ khiến niêm mạc thực quản bị kích ứng.
Dùng nước chanh nguyên chất trị mụn
Theo báo Trí thức trẻ, nhiều người có thói quen lấy nước chanh nguyên chất chấm lên da để trị mụn, làm trắng da nhanh chóng... Tuy nhiên, lượng axit đậm đặc trong nước cốt chanh sẽ làm da bỏng rát, nốt mụn sưng tấy thêm.
Nếu muốn áp dụng cách này, hãy pha loãng nước chanh rồi mới bôi lên da.
Uống nước chanh để giảm cân
Uống một cốc nước chanh vào buổi sáng là phương pháp giảm cân được ưa chuộng. Nhưng phương pháp này sẽ là thảm họa cho dạ dày nếu bạn uống nước chanh lạnh, hoặc uống khi đói.
Nếu muốn dùng nước chanh để giảm cân, bạn cần pha chanh với nước ấm, thêm vài giọt mật ong nếu dạ dày bạn có vấn đề. Sau khi uống, bạn cần ăn đầy đủ, không được bỏ bữa.
Ăn mòn răng
Ăn, uống nhiều chanh, lượng axit trong đó sẽ làm cho men răng bị ăn mòn, xỉn màu hơn lâu dần dẫn đến sâu răng. Để giảm thiểu nguy cơ bị các bệnh về răng miệng khi ăn chanh, chúng ta chỉ nên uống nước tranh pha loãng.
Cản trở hấp thụ sắt và ảnh hưởng đến thai nhi
Vitamin C gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, do đó những người bị thiếu máu, thiếu sắt, đặc biệt với phụ nữ trong quá trình mang thai cần bổ sung nhiều sắt thì nên hạn chế sử dụng loại quả này.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, phụ nữ chuẩn bị sinh con hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên uống nhiều nước chanh. Do lượng axit trong chanh có thể đi vào sữa mẹ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé, làm cho bé dễ bị đi ngoài.
Những hiểu lầm tai hại về cách pha và uống nước chanh
- Uống chanh tương tự như uống vitamin C: Nhiều người có suy nghĩ dùng chanh thay cho vitamin tổng hợp để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, vitamin C chỉ là một thành phần trong số các thành phần của nước chanh. Thành phần này mang tính lạnh, không tốt cho những người có thể hàn, có tiền sử mắc các bệnh tiêu hóa hay viêm loét dạ dày.
- Pha nhiều chanh mới tốt: Khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3- 4 cốc nước. Khi pha kiểu này, nước chanh mới không có vị chua quá gắt, không cần thêm đường hay mật ong vẫn có thể uống được mà hàm lượng calo lại thấp.
- Không dùng nước nóng để pha: Nhiều người cho rằng, không được pha nước chanh bằng nước nóng, vì sợ mất vitamin C. Thực tế là, nước pha chanh không thể quá lạnh, nếu không hương vị sẽ không bay được ra ngoài. Do tính axit của chanh khá mạnh, khả năng chịu nhiệt của vitamin C dưới điều kiện có tính axit khá tốt, nên không dễ bị mất đi. Nếu pha nước chanh với nhiệt độ nước 60 độ thì hoàn toàn không vấn đề gì.
- Nước chanh có thể gây ra sỏi trong cơ thể: Theo một số người, nước chanh không thể ăn cùng với những thực phẩm giàu canxi, bởi vì canxi và axit citric chanh có thể tạo thành kết tủa, thậm chí còn gây ra sỏi trong cơ thể, ý nghĩ này thật sai lầm. Bởi vì calcium citrate đều hòa tan trong nước, theo thí nghiệm, độ hòa tan của calcium citrate là 0,02g/100g nước, tưởng chừng không cao, nhưng calcium citrate lại là nguyên liệu tốt để chế tạo ra những sản phẩm bổ sung canxi, do nó không cần axit dạ dày để giúp hấp thụ vào cơ thể.
Trên thực tế, axit citric sẽ không tạo sỏi như axit oxalic. Trái lại, các axit hữu cơ như axit citric giúp hấp thụ nhiều loại khoáng chất như canxi, magie, sắt… Nghiên cứu còn chứng minh, axit citric cũng giúp phòng ngừa sỏi thận, thậm chí còn được dùng trong việc điều trị bệnh sỏi thận.
Tác giả bài viết: Hùng Lâm (Tổng hợp)