"Bố, bố là tất cả, bố ơi, bố ơi, bố là tất cả...", cái câu trong lời bài hát giản đơn kia, chắc hẳn là ai cũng còn nhớ, lớn mới thấm trong khi hồi bé nghe hoài mà nào có hiểu đâu.
Ngày bé, có khi mới mấy hôm trước còn trách bố không hề thương mình vì bố vừa la cho một trận ra trò rồi... Đến lúc trưởng thành, xa bố rồi thì mới nhận ra...
Ngày bé, có khi mới mấy hôm trước còn trách bố không hề thương mình vì bố vừa la cho một trận ra trò rồi... Đến lúc trưởng thành, xa bố rồi thì mới nhận ra...
Ông bố địu cam lấy biết bao nhiêu là nước mắt của cư dân mạng (Ảnh: Facebook)
"Bố em đấy các mẹ ạ, tự nhiên ông anh chụp cho tấm ảnh bảo "bố đang cắt cam gửi xuống cho em đấy".Tự nhiên nhìn thấy hình ảnh bố đang địu cam mà cảm thấy nhói lòng, không cầm được nước mắt. Thương bố ở quê lắm mà không giúp được gì"
Đó là tiêu đề mới đây của một bức ảnh cô gái gửi trong hội nhóm chị em để chia sẻ về bố mình, hình như ai cũng yêu bố lắm, hiểu bố lắm và thấm thía cái hình ảnh "nhói lòng không cầm được nước mắt" kia nên chị em thay nhau sẻ chia những câu chuyện về bố mình, khiến bài viết trong thời gian ngắn đã thu hút được khá nhiều chị em quan tâm.
Bài viết thu hút đông đảo chị em quan tâm và tham gia chia sẻ câu chuyện của mình (Ảnh: Facebook)
Ngày bé chắc hẳn ai cũng đã bị bố la, bố là người đàn ông nghiêm nghị và "dữ tợn" nhất nhà trong mắt con nít nhỏ, hồi đó ai cũng sợ bố, cũng đều cố làm hài lòng ông chứ không là "bố đánh chết!".
Hầu hết ký ức tuổi thơ về bố là những trận la mắng kinh hoàng nhưng càng ngày càng lớn, những ai đã mang trong mình những "tội tày đình bị" bố la, bố đánh đều quay ngược lại cảm ơn bố, đều nói với bố rằng "nhờ bố con mới được như bây giờ".
"Nhìn hình ảnh mà nhớ bố mình quá, ngày trước hồi bé đi học bố hay chê hay la mình viết chữ xấu, con gái xấu người thì chữ phải cho đẹp, nét chữ nét người,... thế là mình ghét bố luôn, tới khi thấy bố viết chữ mình cười lớn và bảo bố viết còn xấu hơn mình, vậy mà thấy bố buồn mấy hôm.
Mãi sau nghe mẹ kể mới biết hồi xưa nhà ông bà nghèo, bố đâu được đi học, sau này lớn mới thấy cần thiết nên bố tập viết học chữ nên bố quan trọng con chữ lắm, bố quan niệm, đời tệ bạc với bố rồi nhưng bố phải cố để cho cô con gái nhỏ của mình thông minh hiếu học và viết chữ cho thiệt đẹp.
Biết chuyện mình khóc mấy hôm, tìm cách năn nỉ xin lỗi bố" - một bình luận sẻ chia câu chuyện về ông bố của mình khiến chị em rơi nước mắt.
Chỉ có bố mẹ mới thương con vô điều kiện (Ảnh minh họa)
Bố làm tất cả cho con từ việc nhọc công làm lụm nuôi con, bỏ thời gian dạy con học, dạy con ý chí làm người,... nhưng ông trời không cho bố cái cách tinh tế dịu dàng như mẹ, nên vì thế bố thường "khô cằn" trong mắt các con.
Làm con đôi khi không bao giờ tinh mắt để thấy trong cái sự khô khan nghiêm nghị của bố ẩn chứa biết bao nhiêu là tình cảm, những thứ tình cảm mà thiên tính đàn ông không bao giờ cho phép bố bộc lộ nó ra quá, bởi bố sợ, "tụi nó biết mình thương tụi nó quá là sinh hư ngay, con tôi, tôi biết"
Tới cái khi nhận ra tình cảm của bố, có người thấy đúng thời điểm để tự kiểm điểm lại mình mà thông minh tinh tế yêu thương bố hơn nhưng cũng có người thấy muộn, muộn vì đã không kịp làm gì để báo đáp ân tình của bố mà trước kia mình đã cố khước từ, "chắc lúc đó bố buồn lắm" cái câu nuối tiếc muộn màng của những người con không còn bố.
"Ngày kia là ngày giỗ bố mình, mở album hình ra xem mà nhớ, hồi đó học đại học trên thành phố, bố cứ la mắng nói hoài về mấy câu như "không được sa ngã nha con", "đi chơi không lo học là biết tay",... mình thấy phiền cực kỳ nên trốn không quê dịp lễ tết luôn.
Rồi đùng cái bố bị tai nạn nặng mình không kịp về bởi đêm đó mình say, không thèm nghe điện thoại của gia đình, hôm sau bố mất, mẹ kể bố cứ hỏi mình đâu sao chưa thấy về trước khi nhắm mắt, chắc lúc đó bố buồn lắm, mình day dứt mãi tới bây giờ, ước gì thời gian trở lại"
"Bố ơi, bố ơi, bố là tất cả, bố ơi, bố ơi,..." (Ảnh minh họa)
Người ta rỉ rả tai nhau với nhau về tình mẫu tử, còn ân huệ về tình phụ tử thường bị mọi người bỏ quên chỉ bởi một người đàn ông mang danh bố trong gia đình thường không thể hiện cảm tình với các con nhiều như mẹ. Nhưng "không thể hiện" đâu đồng nghĩa với không có, là không nhiều?
Tác giả bài viết: Min
Nguồn tin: