"Cơn bão ma túy" tràn qua khiến nhiều gia đình ở hai bản Xốp Mạt và Minh Phương, thuộc xã Lượng Minh (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) kẻ đầu bạc phải tiễn kẻ đầu xanh, mẹ trẻ nuôi con rồi khi về già lại làm bà nuôi cháu, những đứa con bỗng chốc trở thành "trẻ mồ côi".
Hệ lụy từ "cơn bão trắng"
Nằm dưới chân đỉnh Pù Lôm và Pù Canh, hai đỉnh núi từng trở thành điểm tập kết của "hàng trắng" (heroin) từ vùng Tam Giác Vàng đến dọc biên giới Việt - Lào về rồi chia nhỏ cho các đại lý nên từ lâu, hai bản Xốp Mạt và Minh Phương là điểm nóng về ma túy của huyện Tương Dương.
Sự đói nghèo cũng theo đó mà vận vào nhiều gia đình có người nghiện. Hiểm họa của bệnh AIDS, mấy năm nay cũng theo ma túy len lỏi vào đời sống của người dân nơi đây. Nhiều đàn ông nghiện qua đời, không lâu sau, người vợ cũng theo chồng "ra đi". Buồn hơn, đây là địa phương mỗi năm có hàng trăm đứa trẻ mồ côi cha mẹ, sống lay lắt trong những bản làng heo hút.
Những người già còn lại trong bản Xốp Mạt và Minh Phương kể rằng: Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, khi thanh niên trai tráng trong bản đi lên nương làm rẫy thì được các ông "vua mẹo" (những ông trùm ma túy-phóng viên) cho hít thử những túi bột trắng để có sức khỏe phi thường trèo đèo, lội suối, trồng nương, phát rẫy không thấy mệt. Rồi một ngày, những trai tráng khỏe mạnh trong bản trở thành những con nghiện.
Khi đó, những ông "vua mẹo" không còn cho họ hút miễn phí nữa mà buộc họ trở thành những tay sai giúp chúng buôn bán và vận chuyển cũng như tiêu thụ "hàng trắng". Đồng thời cũng biến Pù Lôm và Pù Canh trở thành cái "chợ ma túy" bất khả xâm phạm của những tên tội phạm gieo rắc "cái chết trắng". Lâu dần, "cơn lốc ma túy" đã xâm nhập vào khắp các bản làng và thấm vào máu thịt của những người dân nghèo khổ nơi đây.
Một cán bộ xã Lượng Minh cho biết: Lượng Minh là một xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn, xã 30A, hộ nghèo và cận nghèo chiếm tới trên 70% dân số, sống chủ yếu nhờ nương rẫy và chăn nuôi. Còn Xốp Mạt và Minh Phương là hai bản đã từng có giai đoạn gần 100% dân số "làm nghề" buôn bán, vận chuyển ma túy và biết sử dụng ma túy. Mặc dù luôn bị các cơ quan chức năng điều tra, theo dõi và truy bắt gắt gao, nhưng hoạt động buôn bán, vận chuyển ma túy ở đây vẫn luôn ở mức báo động. Người ta có thể dễ dàng hỏi mua "hàng trắng" rồi hút, chích một cách công khai trước mắt người dân ngay bên vệ đường hoặc ven sông... mà không hề e dè, kinh sợ.
Theo thống kê của UBND xã Lượng Minh, hiện địa phương có 137 người nghiện, 73 người đi tù vì các tội liên quan đến ma túy. Số lượng các con nghiện chết vì sốc ma túy và dính vào các tệ nạn xã hội liên quan đến ma túy khá nhiều. Và hệ lụy của nó là hiện xã có tới 42 trẻ mồ côi cả bố lẫn mẹ.
Là những bản làng dân tộc thiểu số của những dân tộc như Mường, Thái... vốn đã ít người, dân cư thưa thớt, nay lại càng vắng vẻ tiêu điều khi những "nàng tiên áo trắng" đi qua. Người chết, kẻ nghiện, kẻ chốn lao tù... tất cả gánh nặng đè lên vai những bà già, những góa phụ và những đứa trẻ mồ côi, cuộc sống trông chờ vào sự hỗ trợ chính sách xã hội của Nhà nước.
Hiu hắt những thân già nuôi trẻ mồ côi
Từ thành phố Vinh, vượt hàng trăm cây số, chúng tôi tìm về xã Lượng Minh. Cái lạnh miền núi thường đến sớm hơn dưới đồng bằng mang theo những màn sương dày đặc, ẩm ướt phủ kín toàn bộ những ngọn đồi, những cánh rừng. Vượt qua chiếc cầu treo độc đạo, nơi chúng tôi dừng chân là hai bản Xốp Mạt và Minh Phương, những bản chịu hệ quả lớn nhất của cơn lốc "cái chết trắng".
Người ta vẫn thường gọi nơi đây là bản "vợ góa chồng, con mồ côi". Trước những căn nhà gỗ sơ sài, loáng thoáng những mẹ già và những đứa trẻ gầy gò, đen nhẻm khoác trên mình những bộ quần áo mỏng manh, sờn rách, mắt cứ ngơ ngác nhìn người lạ.
Vùng Tam Giác Vàng là nơi nổi tiếng với hoạt động buôn bán các chất ma túy. Chính vì lợi nhuận của "hàng trắng" mang lại rất lớn, được đánh đổi bằng mạng sống con người mà những kẻ tán tận lương tâm luôn bất chấp các thủ đoạn để buôn bán, vận chuyển ma túy một cách ngày càng tinh vi.
Là một xã miền biên với địa hình núi rừng hiểm trở lại bên dòng sông Nậm Nơn hung dữ tạo điều kiện thuận lợi để Lượng Minh sớm trở thành trung tâm tập kết "hàng trắng" của những trùm ma túy trước khi phân tán đi các nơi khác. Ai cũng biết đến tác hại của ma túy và những hệ lụy của nó mang lại, thế nhưng khi đặt chân lên hai bản Xốp Mạt và Minh Phương người ta vẫn không tránh khỏi cái cảm giác rùng mình nghê rợn bởi sự ám ảnh, bi ai ở nơi đây.
Vừa đi với chúng tôi, ông Trần Mạnh Cường, Phó Chủ tịch xã Lượng Minh vừa chia sẻ: "Đây là xã 30a nên cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào nương rẫy và chăn nuôi, lại là điểm nóng về tệ nạn ma túy nên đã nghèo lại càng nghèo. Thanh niên trai tráng trong bản đều lần lượt không chết thì đi tù để lại toàn đàn bà và trẻ em. Theo thống kê chưa đầy đủ thì cả xã có trên 80 trường hợp trẻ em mồ côi thì hai bản Minh Phương và Xốp Mạt đã chiếm tới 65 em rồi. Còn những người phụ nữ góa chồng rồi có chồng đi tù cũng nhiều vô số kể. Ví như cả bản Minh Phương mới có 54 hộ gia đình thì đã có tới gần 30 trường hợp có người đi tù vì dính vào ma túy, chưa kể số người chết vì HIV, AISD...".
Như để chứng minh cho những lời vừa nói, ông Cường dẫn chúng tôi đến nhà của bà Lô Thị Lan ở bản Minh Phương, một người đàn bà góa chồng đã 68 tuổi nhưng lại phải nuốt nước mắt vào trong để nuôi 6 đứa cháu cả nội lẫn ngoại. Cả bốn người con của bà lẫn con dâu, con rể đều đã bị bắt đi tù vì dính vào buôn bán, vận chuyển ma túy.
Lấy tay quệt vội dòng nước mắt, bà Lan ngậm ngùi: "Nhìn những đứa cháu còi cọc, côi cút đang tuổi thơ dại đã thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc của bố mẹ lại còn phải phụ ta đi rừng kiếm củi, lên nương làm rẫy kế sinh nhai để sống qua ngày như ni mà lòng ta buồn lắm! Bố mẹ chúng đều dính vào ma túy rồi phải đi trại hết cả. Ta thương chúng, cưu mang chúng nhưng già rồi đâu còn nhiều sức, lo được bữa nào thì hay bữa đó thôi. Nghĩ mà thương cho mấy đứa cháu cũng tội cho cái thân già ni. Người ta ngần ni tuổi thì được an nhàn tuổi già, sum vầy với cháu con còn ta thân gìa vẫn phải còng lưng để kiếm củ khoai, củ sắn nuôi 6 đứa cháu thơ dại".
Nói rồi, bà Lan nhìn vào góc nhà nơi có những đứa cháu thơ dại. Thấy người lạ vào, những đứa cháu của bà Lan ngồi khúm núm, sợ sệt. Dường như, chúng chưa ý thức được nỗi đau mất mát khi sống cảnh mồ côi.
Bước ra khỏi căn nhà gỗ xơ xác của bà Lan, ông Cường nói với chúng tôi: "Với những hoàn cảnh như của bà Lan thì ở đây không còn lạ gì. Không nói gì trên địa bàn xã, những trường hợp gia đình như thế trong bản này thôi cũng có rất nhiều. Về lý thì phạm tội là phải trả giá cho những tội lỗi của mình gây ra, nhưng về tình mà nói thì gặp những hoàn cảnh eo le như ni? Trẻ mồ côi cha mẹ, người đã ở trong cái độ tuổi phải nghỉ ngơi an dưỡng lại phải nuôi 6 miệng ăn, nói chi thì nói chứ đến như người khỏe mạnh như mình làm cũng không nuôi nổi đến 6 đứa chứ đừng nói đến những người già heo hắt sống nay chết mai".
Dứt lời, ông Phó Chủ tịch xã dẫn chúng tôi vượt qua con đường đất đá lởm chởm đến một gia đình cùng họ, cùng tên với bà Lan ở trong bản Minh Phương là bà Lô Thị Lan, 64 tuổi. Gia đình này cũng có hoàn cảnh bi đát không kém. May mắn hơn, bà Lan này vẫn còn có chồng là ông Lương Văn Lăm (68 tuổi) vẫn còn sống. Từ khi 5 người con trai, con dâu, con rể người thì chết yểu vì HIV, kẻ thì dính tù tội vì buôn ma túy, hai ông bà phải vất vả chèo chống nuôi tới 6 đứa cháu ngoại và 2 đứa cháu nội.
Chồng bà Lan với dáng người gầy còm, nhỏ thó, nhìn buồn xa xăm rồi chua chát nói: "Gia đình ta bây chừ hai vợ chồng cặm cụi lên rừng kiếm củi, đào măng, lại lên nương làm rẫy suốt không biết nghỉ ngơi là chi thì mới kiếm được vài chục ngàn một ngày về nuôi các cháu. Đấy là những lúc khỏe mạnh thì không nói làm chi chứ những khi đau ốm thì chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ của chính sách Nhà nước các cháu mới không bị đói".
Khi nhắc đến cái Tết vừa qua, vợ chồng ông bà ai cũng ngậm ngùi, buồn tủi: "Nghĩ đến trước đây khi gia đình còn đông đủ con cháu quây quần, đến gần Tết thì các cháu đều háo hức đến khoe với ông bà những bộ quần áo mới, rồi thì gói bánh chưng, mua đồ sắm sửa chuẩn bị đón Tết nhộn nhịp. Nhưng bây chừ, bọn ta ngày một già cả, muốn lo cũng không còn lo nổi cho chúng một cái tết bình thường nữa. Tết đến chúng cũng buồn vì không có bố mẹ bên cạnh thì làm chi mà có không khí tết! Chẳng biết đến khi nào mới có lại một cái tết vui vầy như xưa nữa?".
Khi được hỏi về hậu quả của "cơn bão ma túy" đi qua, ông Lữ Văn Toàn, trưởng bản Minh Phương, xã Lượng Minh cho biết, hiện cả bản có 54 hộ gia đình thì đã có tới 27 trường hợp phải đi tù vì dính vào ma túy, chưa kể những trường hợp chết do sốc thuốc, do nhiễm HIV-AIDS... thì đây lại là một câu nói khiến người ta cảm thấy xót xa: "Dân số hai bản Minh Phương và Xốp Mạt, giờ chắc chỉ còn một".
"Ta nhìn những người già cả suốt ngày lên rẫy làm không cả ngủ trưa, đốn củi phát nương kiếm tiền, kiếm cái ăn về nuôi cháu mà buồn lòng. Bây giờ tệ nạn nhiều lắm! Ngay cả trẻ con cũng có đứa nghiện rồi! Nuôi gà còn mất cả ổ, thì có gì mà bọn nó tha nữa?", ông Lữ Văn Toàn tâm sự.
Hệ lụy từ "cơn bão trắng"
Nằm dưới chân đỉnh Pù Lôm và Pù Canh, hai đỉnh núi từng trở thành điểm tập kết của "hàng trắng" (heroin) từ vùng Tam Giác Vàng đến dọc biên giới Việt - Lào về rồi chia nhỏ cho các đại lý nên từ lâu, hai bản Xốp Mạt và Minh Phương là điểm nóng về ma túy của huyện Tương Dương.
Sự đói nghèo cũng theo đó mà vận vào nhiều gia đình có người nghiện. Hiểm họa của bệnh AIDS, mấy năm nay cũng theo ma túy len lỏi vào đời sống của người dân nơi đây. Nhiều đàn ông nghiện qua đời, không lâu sau, người vợ cũng theo chồng "ra đi". Buồn hơn, đây là địa phương mỗi năm có hàng trăm đứa trẻ mồ côi cha mẹ, sống lay lắt trong những bản làng heo hút.
Những người già còn lại trong bản Xốp Mạt và Minh Phương kể rằng: Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, khi thanh niên trai tráng trong bản đi lên nương làm rẫy thì được các ông "vua mẹo" (những ông trùm ma túy-phóng viên) cho hít thử những túi bột trắng để có sức khỏe phi thường trèo đèo, lội suối, trồng nương, phát rẫy không thấy mệt. Rồi một ngày, những trai tráng khỏe mạnh trong bản trở thành những con nghiện.
Khi đó, những ông "vua mẹo" không còn cho họ hút miễn phí nữa mà buộc họ trở thành những tay sai giúp chúng buôn bán và vận chuyển cũng như tiêu thụ "hàng trắng". Đồng thời cũng biến Pù Lôm và Pù Canh trở thành cái "chợ ma túy" bất khả xâm phạm của những tên tội phạm gieo rắc "cái chết trắng". Lâu dần, "cơn lốc ma túy" đã xâm nhập vào khắp các bản làng và thấm vào máu thịt của những người dân nghèo khổ nơi đây.
Một cán bộ xã Lượng Minh cho biết: Lượng Minh là một xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn, xã 30A, hộ nghèo và cận nghèo chiếm tới trên 70% dân số, sống chủ yếu nhờ nương rẫy và chăn nuôi. Còn Xốp Mạt và Minh Phương là hai bản đã từng có giai đoạn gần 100% dân số "làm nghề" buôn bán, vận chuyển ma túy và biết sử dụng ma túy. Mặc dù luôn bị các cơ quan chức năng điều tra, theo dõi và truy bắt gắt gao, nhưng hoạt động buôn bán, vận chuyển ma túy ở đây vẫn luôn ở mức báo động. Người ta có thể dễ dàng hỏi mua "hàng trắng" rồi hút, chích một cách công khai trước mắt người dân ngay bên vệ đường hoặc ven sông... mà không hề e dè, kinh sợ.
Theo thống kê của UBND xã Lượng Minh, hiện địa phương có 137 người nghiện, 73 người đi tù vì các tội liên quan đến ma túy. Số lượng các con nghiện chết vì sốc ma túy và dính vào các tệ nạn xã hội liên quan đến ma túy khá nhiều. Và hệ lụy của nó là hiện xã có tới 42 trẻ mồ côi cả bố lẫn mẹ.
Là những bản làng dân tộc thiểu số của những dân tộc như Mường, Thái... vốn đã ít người, dân cư thưa thớt, nay lại càng vắng vẻ tiêu điều khi những "nàng tiên áo trắng" đi qua. Người chết, kẻ nghiện, kẻ chốn lao tù... tất cả gánh nặng đè lên vai những bà già, những góa phụ và những đứa trẻ mồ côi, cuộc sống trông chờ vào sự hỗ trợ chính sách xã hội của Nhà nước.
Hiu hắt những thân già nuôi trẻ mồ côi
Từ thành phố Vinh, vượt hàng trăm cây số, chúng tôi tìm về xã Lượng Minh. Cái lạnh miền núi thường đến sớm hơn dưới đồng bằng mang theo những màn sương dày đặc, ẩm ướt phủ kín toàn bộ những ngọn đồi, những cánh rừng. Vượt qua chiếc cầu treo độc đạo, nơi chúng tôi dừng chân là hai bản Xốp Mạt và Minh Phương, những bản chịu hệ quả lớn nhất của cơn lốc "cái chết trắng".
Người ta vẫn thường gọi nơi đây là bản "vợ góa chồng, con mồ côi". Trước những căn nhà gỗ sơ sài, loáng thoáng những mẹ già và những đứa trẻ gầy gò, đen nhẻm khoác trên mình những bộ quần áo mỏng manh, sờn rách, mắt cứ ngơ ngác nhìn người lạ.
Vùng Tam Giác Vàng là nơi nổi tiếng với hoạt động buôn bán các chất ma túy. Chính vì lợi nhuận của "hàng trắng" mang lại rất lớn, được đánh đổi bằng mạng sống con người mà những kẻ tán tận lương tâm luôn bất chấp các thủ đoạn để buôn bán, vận chuyển ma túy một cách ngày càng tinh vi.
Là một xã miền biên với địa hình núi rừng hiểm trở lại bên dòng sông Nậm Nơn hung dữ tạo điều kiện thuận lợi để Lượng Minh sớm trở thành trung tâm tập kết "hàng trắng" của những trùm ma túy trước khi phân tán đi các nơi khác. Ai cũng biết đến tác hại của ma túy và những hệ lụy của nó mang lại, thế nhưng khi đặt chân lên hai bản Xốp Mạt và Minh Phương người ta vẫn không tránh khỏi cái cảm giác rùng mình nghê rợn bởi sự ám ảnh, bi ai ở nơi đây.
Vừa đi với chúng tôi, ông Trần Mạnh Cường, Phó Chủ tịch xã Lượng Minh vừa chia sẻ: "Đây là xã 30a nên cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào nương rẫy và chăn nuôi, lại là điểm nóng về tệ nạn ma túy nên đã nghèo lại càng nghèo. Thanh niên trai tráng trong bản đều lần lượt không chết thì đi tù để lại toàn đàn bà và trẻ em. Theo thống kê chưa đầy đủ thì cả xã có trên 80 trường hợp trẻ em mồ côi thì hai bản Minh Phương và Xốp Mạt đã chiếm tới 65 em rồi. Còn những người phụ nữ góa chồng rồi có chồng đi tù cũng nhiều vô số kể. Ví như cả bản Minh Phương mới có 54 hộ gia đình thì đã có tới gần 30 trường hợp có người đi tù vì dính vào ma túy, chưa kể số người chết vì HIV, AISD...".
Như để chứng minh cho những lời vừa nói, ông Cường dẫn chúng tôi đến nhà của bà Lô Thị Lan ở bản Minh Phương, một người đàn bà góa chồng đã 68 tuổi nhưng lại phải nuốt nước mắt vào trong để nuôi 6 đứa cháu cả nội lẫn ngoại. Cả bốn người con của bà lẫn con dâu, con rể đều đã bị bắt đi tù vì dính vào buôn bán, vận chuyển ma túy.
Lấy tay quệt vội dòng nước mắt, bà Lan ngậm ngùi: "Nhìn những đứa cháu còi cọc, côi cút đang tuổi thơ dại đã thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc của bố mẹ lại còn phải phụ ta đi rừng kiếm củi, lên nương làm rẫy kế sinh nhai để sống qua ngày như ni mà lòng ta buồn lắm! Bố mẹ chúng đều dính vào ma túy rồi phải đi trại hết cả. Ta thương chúng, cưu mang chúng nhưng già rồi đâu còn nhiều sức, lo được bữa nào thì hay bữa đó thôi. Nghĩ mà thương cho mấy đứa cháu cũng tội cho cái thân già ni. Người ta ngần ni tuổi thì được an nhàn tuổi già, sum vầy với cháu con còn ta thân gìa vẫn phải còng lưng để kiếm củ khoai, củ sắn nuôi 6 đứa cháu thơ dại".
Nói rồi, bà Lan nhìn vào góc nhà nơi có những đứa cháu thơ dại. Thấy người lạ vào, những đứa cháu của bà Lan ngồi khúm núm, sợ sệt. Dường như, chúng chưa ý thức được nỗi đau mất mát khi sống cảnh mồ côi.
Bước ra khỏi căn nhà gỗ xơ xác của bà Lan, ông Cường nói với chúng tôi: "Với những hoàn cảnh như của bà Lan thì ở đây không còn lạ gì. Không nói gì trên địa bàn xã, những trường hợp gia đình như thế trong bản này thôi cũng có rất nhiều. Về lý thì phạm tội là phải trả giá cho những tội lỗi của mình gây ra, nhưng về tình mà nói thì gặp những hoàn cảnh eo le như ni? Trẻ mồ côi cha mẹ, người đã ở trong cái độ tuổi phải nghỉ ngơi an dưỡng lại phải nuôi 6 miệng ăn, nói chi thì nói chứ đến như người khỏe mạnh như mình làm cũng không nuôi nổi đến 6 đứa chứ đừng nói đến những người già heo hắt sống nay chết mai".
Dứt lời, ông Phó Chủ tịch xã dẫn chúng tôi vượt qua con đường đất đá lởm chởm đến một gia đình cùng họ, cùng tên với bà Lan ở trong bản Minh Phương là bà Lô Thị Lan, 64 tuổi. Gia đình này cũng có hoàn cảnh bi đát không kém. May mắn hơn, bà Lan này vẫn còn có chồng là ông Lương Văn Lăm (68 tuổi) vẫn còn sống. Từ khi 5 người con trai, con dâu, con rể người thì chết yểu vì HIV, kẻ thì dính tù tội vì buôn ma túy, hai ông bà phải vất vả chèo chống nuôi tới 6 đứa cháu ngoại và 2 đứa cháu nội.
Chồng bà Lan với dáng người gầy còm, nhỏ thó, nhìn buồn xa xăm rồi chua chát nói: "Gia đình ta bây chừ hai vợ chồng cặm cụi lên rừng kiếm củi, đào măng, lại lên nương làm rẫy suốt không biết nghỉ ngơi là chi thì mới kiếm được vài chục ngàn một ngày về nuôi các cháu. Đấy là những lúc khỏe mạnh thì không nói làm chi chứ những khi đau ốm thì chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ của chính sách Nhà nước các cháu mới không bị đói".
Khi nhắc đến cái Tết vừa qua, vợ chồng ông bà ai cũng ngậm ngùi, buồn tủi: "Nghĩ đến trước đây khi gia đình còn đông đủ con cháu quây quần, đến gần Tết thì các cháu đều háo hức đến khoe với ông bà những bộ quần áo mới, rồi thì gói bánh chưng, mua đồ sắm sửa chuẩn bị đón Tết nhộn nhịp. Nhưng bây chừ, bọn ta ngày một già cả, muốn lo cũng không còn lo nổi cho chúng một cái tết bình thường nữa. Tết đến chúng cũng buồn vì không có bố mẹ bên cạnh thì làm chi mà có không khí tết! Chẳng biết đến khi nào mới có lại một cái tết vui vầy như xưa nữa?".
Khi được hỏi về hậu quả của "cơn bão ma túy" đi qua, ông Lữ Văn Toàn, trưởng bản Minh Phương, xã Lượng Minh cho biết, hiện cả bản có 54 hộ gia đình thì đã có tới 27 trường hợp phải đi tù vì dính vào ma túy, chưa kể những trường hợp chết do sốc thuốc, do nhiễm HIV-AIDS... thì đây lại là một câu nói khiến người ta cảm thấy xót xa: "Dân số hai bản Minh Phương và Xốp Mạt, giờ chắc chỉ còn một".
"Ta nhìn những người già cả suốt ngày lên rẫy làm không cả ngủ trưa, đốn củi phát nương kiếm tiền, kiếm cái ăn về nuôi cháu mà buồn lòng. Bây giờ tệ nạn nhiều lắm! Ngay cả trẻ con cũng có đứa nghiện rồi! Nuôi gà còn mất cả ổ, thì có gì mà bọn nó tha nữa?", ông Lữ Văn Toàn tâm sự.
Tác giả bài viết: Thạch Văn/Cảnh sát toàn cầu