Theo hồ sơ, anh và chị kết hôn năm 2003, có hai con chung. Năm 2015, vợ chồng mâu thuẫn, chị đưa con về ở nhà cha mẹ ruột. Anh xin ly hôn, chị đồng ý. Họ chỉ giành quyền nuôi con, không ai yêu cầu cấp dưỡng.
Tại phiên xử sơ thẩm của TAND thị xã Thuận An (Bình Dương) mới đây, ban đầu như bao cặp vợ chồng khác ra tòa, họ ngồi lặng lẽ trước mặt HĐXX, mỗi người nhìn một hướng. Phòng xử tĩnh mịch, nặng nề. Theo thủ tục tố tụng mới, chủ tọa cho các đương sự đặt câu hỏi với nhau. Và anh cất lời:
- Bây giờ anh hỏi vợ nè, một mình vợ làm sao chăm được hai con mà vợ giành? Hằng ngày vợ đi làm từ 6 giờ kém đến 17 giờ mới về, lại còn tăng ca, thời gian đâu chăm con? Tiền lương vợ có bốn, năm triệu một tháng, vợ lo nổi không mà vợ giành?
- Vợ nói chồng nghe nè, đâu phải ngày nào vợ cũng tăng ca. Mà công ty biết vợ có con nhỏ nên đâu ép tăng ca, tự vợ quyết định có đăng ký tăng ca hay không mà. Tiền lương vợ tháng gần 10 triệu đồng, có bảng lương nộp cho tòa đó. Chồng chạy xe, đi một lần mấy bữa mới về. Chồng mới không có thời gian chăm sóc con đó mà còn giành với vợ.
- Anh lo được mà! Mình chạy xe tải nhà chứ đâu phải chạy mướn đâu vợ. Người ta gọi thì anh nhắm chuyến nào đi được anh đi, còn không anh ưu tiên lo cho con trước. Mà anh có về không kịp thì ông bà nội cũng đưa đón được mà.
- Thì vợ ở đây cũng có ông bà ngoại. Mấy tháng nay bà ngoại vẫn đón cháu về tắm rửa, cho ăn mà.
- Sao bữa anh ghé lúc 18 giờ chiều, con còn chưa tắm nữa?
- Bữa đó bà ngoại bận tay chưa tắm, vợ đòi tắm cho con mà nó không chịu, đòi chờ ngoại tắm. Con ở với vợ để vợ còn dạy nó học chứ từ đó đến giờ chồng có dạy nó học đâu…
Đến lúc này, chủ tọa phải ngắt lời: “Anh chị thuận tình ly hôn, lẽ ra HĐXX không nói đến vấn đề này. Tuy nhiên, qua cách nói chuyện của hai người, tôi hình dung được mâu thuẫn vợ chồng chắc không đến nỗi nào. Nếu chỉ là giận dỗi nhau thì hãy nói chuyện cho rõ ràng, tìm cách hóa giải mà đoàn tụ vì con cái. Cả hai đều thương con, biết lo nghĩ cho con như thế! Một người thì đương nhiên không thể chăm sóc tốt cho con được. Hay là anh chị rút đơn mà về cùng chăm sóc con?”.
Anh phân trần: "Tôi rất muốn nhưng vợ không chịu. Từ khi vợ đưa hai con về ngoại, tôi đến năn nỉ rất nhiều lần. Thậm chí hai tháng nay tôi phải mướn nhà trọ ở gần đó để gần gũi vợ con nhưng nói sao vợ cũng không chịu về. Tôi nói nếu vợ không về thì chẳng thà ly hôn cho xong. Rồi vợ đồng ý luôn!”.
Chị cũng phân trần: “Ảnh gia trưởng, nhất nhất việc gì cũng phải theo ý ảnh. Vợ chồng đang làm chung công ty ngày ngày có nhau, tôi đang mang thai thì ảnh nghỉ, ra ngoài làm công trình tuốt dưới Củ Chi, kêu đi làm đó kiếm được nhiều tiền mà có đem được tiền về đâu, còn sinh nợ nần nữa…”.
Cuối cùng, HĐXX vẫn phải cho họ ly hôn vì không ai đổi ý, đồng thời giao hai cháu bé cho chị nuôi dưỡng. Nhìn cảnh anh tần ngần, chị buồn bã rời tòa, tôi nghĩ chắc họ còn nặng tình lắm…
Tại phiên xử sơ thẩm của TAND thị xã Thuận An (Bình Dương) mới đây, ban đầu như bao cặp vợ chồng khác ra tòa, họ ngồi lặng lẽ trước mặt HĐXX, mỗi người nhìn một hướng. Phòng xử tĩnh mịch, nặng nề. Theo thủ tục tố tụng mới, chủ tọa cho các đương sự đặt câu hỏi với nhau. Và anh cất lời:
- Bây giờ anh hỏi vợ nè, một mình vợ làm sao chăm được hai con mà vợ giành? Hằng ngày vợ đi làm từ 6 giờ kém đến 17 giờ mới về, lại còn tăng ca, thời gian đâu chăm con? Tiền lương vợ có bốn, năm triệu một tháng, vợ lo nổi không mà vợ giành?
- Vợ nói chồng nghe nè, đâu phải ngày nào vợ cũng tăng ca. Mà công ty biết vợ có con nhỏ nên đâu ép tăng ca, tự vợ quyết định có đăng ký tăng ca hay không mà. Tiền lương vợ tháng gần 10 triệu đồng, có bảng lương nộp cho tòa đó. Chồng chạy xe, đi một lần mấy bữa mới về. Chồng mới không có thời gian chăm sóc con đó mà còn giành với vợ.
- Anh lo được mà! Mình chạy xe tải nhà chứ đâu phải chạy mướn đâu vợ. Người ta gọi thì anh nhắm chuyến nào đi được anh đi, còn không anh ưu tiên lo cho con trước. Mà anh có về không kịp thì ông bà nội cũng đưa đón được mà.
- Thì vợ ở đây cũng có ông bà ngoại. Mấy tháng nay bà ngoại vẫn đón cháu về tắm rửa, cho ăn mà.
- Sao bữa anh ghé lúc 18 giờ chiều, con còn chưa tắm nữa?
- Bữa đó bà ngoại bận tay chưa tắm, vợ đòi tắm cho con mà nó không chịu, đòi chờ ngoại tắm. Con ở với vợ để vợ còn dạy nó học chứ từ đó đến giờ chồng có dạy nó học đâu…
Đến lúc này, chủ tọa phải ngắt lời: “Anh chị thuận tình ly hôn, lẽ ra HĐXX không nói đến vấn đề này. Tuy nhiên, qua cách nói chuyện của hai người, tôi hình dung được mâu thuẫn vợ chồng chắc không đến nỗi nào. Nếu chỉ là giận dỗi nhau thì hãy nói chuyện cho rõ ràng, tìm cách hóa giải mà đoàn tụ vì con cái. Cả hai đều thương con, biết lo nghĩ cho con như thế! Một người thì đương nhiên không thể chăm sóc tốt cho con được. Hay là anh chị rút đơn mà về cùng chăm sóc con?”.
Anh phân trần: "Tôi rất muốn nhưng vợ không chịu. Từ khi vợ đưa hai con về ngoại, tôi đến năn nỉ rất nhiều lần. Thậm chí hai tháng nay tôi phải mướn nhà trọ ở gần đó để gần gũi vợ con nhưng nói sao vợ cũng không chịu về. Tôi nói nếu vợ không về thì chẳng thà ly hôn cho xong. Rồi vợ đồng ý luôn!”.
Chị cũng phân trần: “Ảnh gia trưởng, nhất nhất việc gì cũng phải theo ý ảnh. Vợ chồng đang làm chung công ty ngày ngày có nhau, tôi đang mang thai thì ảnh nghỉ, ra ngoài làm công trình tuốt dưới Củ Chi, kêu đi làm đó kiếm được nhiều tiền mà có đem được tiền về đâu, còn sinh nợ nần nữa…”.
Cuối cùng, HĐXX vẫn phải cho họ ly hôn vì không ai đổi ý, đồng thời giao hai cháu bé cho chị nuôi dưỡng. Nhìn cảnh anh tần ngần, chị buồn bã rời tòa, tôi nghĩ chắc họ còn nặng tình lắm…
Tác giả bài viết: Lệ Trinh
Nguồn tin: