Theo đó, nhiều khả năng bốn trong số năm người đứng đầu các bộ: Công thương, Kế hoạch - đầu tư, Giáo dục - đào tạo, Nội vụ sẽ được chọn làm “nhân vật chính” để trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Phiên chất vấn sẽ bắt đầu từ sáng 15-11 cho đến hết sáng 17-11, dự kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trả lời sau cùng. Đây là lần đầu tiên ông trả lời chất vấn trước Quốc hội với tư cách người đứng đầu Chính phủ.
Năm nhóm vấn đề đưa ra để các đại biểu lựa chọn, bao gồm:
Nhóm vấn đề thứ nhất là đánh giá tổng thể, phương án xử lý các dự án, nhà máy thua lỗ, kém hiệu quả, các dự án có quyết định đầu tư nhưng không triển khai, để hoang hóa, lãng phí, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Giải pháp củng cố hệ thống bán lẻ hàng hóa thích ứng với hội nhập quốc tế, kiểm soát kinh doanh đa cấp, quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc.
Chính sách đột phá phát triển ngành ôtô theo định hướng đầu tư của Nhà nước và các cam kết hội nhập quốc tế. Phương án tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng, quy hoạch các công trình thủy điện, thủy lợi và bảo đảm an toàn xả lũ thời gian tới.
Nhóm vấn đề thứ hai là tình hình triển khai thực hiện Luật đầu tư công, giải pháp cụ thể để huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, tăng cường quản lý, kiểm soát đầu tư công, lãng phí trong đầu tư công, trách nhiệm của bộ ngành trong việc thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia, việc thẩm định cấp phép đầu tư đối với các dự án nước ngoài đầu tư.
Việc phân bổ, thông báo kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước hằng năm đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, sự phối hợp, liên kết giữa các tỉnh, thành trong các vùng kinh tế trọng điểm.
Nhóm vấn đề thứ ba là về tình hình thực hiện chương trình cải cách giáo dục và đào tạo, đổi mới giáo dục toàn diện, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII.
Thực hiện phân luồng cho học sinh cấp phổ thông để định hướng nghề nghiệp. Công tác quản lý chất lượng đào tạo, nhất là chất lượng đào tạo của các trường đại học do địa phương quản lý; giải pháp quản lý chất lượng giáo dục đại học, gắn đào tạo với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực.
Việc thực hiện đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội; giải pháp để ổn định việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông và đại học trong giai đoạn 2016-2020.
Nhóm vấn đề thứ tư là việc thực hiện chính sách, pháp luật về xử lý chất thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, khu dân cư. Việc xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thẩm định triển khai các dự án để xảy ra sự cố môi trường.
Quản lý xử lý về ô nhiễm môi trường và giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu. Việc quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản.
Nhóm vấn đề thứ năm là về tinh giản biên chế, thực hiện đề án vị trí việc làm; giải pháp cải cách tiền lương, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật công vụ, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chỉ số hài lòng của nhân dân trong đánh giá chế độ công vụ, công chức và đổi mới công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ.
Phiên chất vấn sẽ bắt đầu từ sáng 15-11 cho đến hết sáng 17-11, dự kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trả lời sau cùng. Đây là lần đầu tiên ông trả lời chất vấn trước Quốc hội với tư cách người đứng đầu Chính phủ.
Năm nhóm vấn đề đưa ra để các đại biểu lựa chọn, bao gồm:
Nhóm vấn đề thứ nhất là đánh giá tổng thể, phương án xử lý các dự án, nhà máy thua lỗ, kém hiệu quả, các dự án có quyết định đầu tư nhưng không triển khai, để hoang hóa, lãng phí, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Giải pháp củng cố hệ thống bán lẻ hàng hóa thích ứng với hội nhập quốc tế, kiểm soát kinh doanh đa cấp, quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc.
Chính sách đột phá phát triển ngành ôtô theo định hướng đầu tư của Nhà nước và các cam kết hội nhập quốc tế. Phương án tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng, quy hoạch các công trình thủy điện, thủy lợi và bảo đảm an toàn xả lũ thời gian tới.
Nhóm vấn đề thứ hai là tình hình triển khai thực hiện Luật đầu tư công, giải pháp cụ thể để huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, tăng cường quản lý, kiểm soát đầu tư công, lãng phí trong đầu tư công, trách nhiệm của bộ ngành trong việc thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia, việc thẩm định cấp phép đầu tư đối với các dự án nước ngoài đầu tư.
Việc phân bổ, thông báo kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước hằng năm đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, sự phối hợp, liên kết giữa các tỉnh, thành trong các vùng kinh tế trọng điểm.
Nhóm vấn đề thứ ba là về tình hình thực hiện chương trình cải cách giáo dục và đào tạo, đổi mới giáo dục toàn diện, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII.
Thực hiện phân luồng cho học sinh cấp phổ thông để định hướng nghề nghiệp. Công tác quản lý chất lượng đào tạo, nhất là chất lượng đào tạo của các trường đại học do địa phương quản lý; giải pháp quản lý chất lượng giáo dục đại học, gắn đào tạo với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực.
Việc thực hiện đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội; giải pháp để ổn định việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông và đại học trong giai đoạn 2016-2020.
Nhóm vấn đề thứ tư là việc thực hiện chính sách, pháp luật về xử lý chất thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, khu dân cư. Việc xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thẩm định triển khai các dự án để xảy ra sự cố môi trường.
Quản lý xử lý về ô nhiễm môi trường và giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu. Việc quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản.
Nhóm vấn đề thứ năm là về tinh giản biên chế, thực hiện đề án vị trí việc làm; giải pháp cải cách tiền lương, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật công vụ, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chỉ số hài lòng của nhân dân trong đánh giá chế độ công vụ, công chức và đổi mới công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ.
Tác giả bài viết: Lê Kiên
Nguồn tin: